Lý do tại sao ngành bán hàng sale không ngừng được tuyển dụng?

18/07/2019 11:11 AM    |    Tìm việc   >  Kỹ năng bán hàng

Dưới đây chính là 8 áp lực kinh khủng nhân viên bán hàng sale nào cũng phải sợ hãi dù được công nhận là việc làm lương cao. Các ứng viên cần phải nhớ khi muốn ứng tuyển tư vấn bán hàng.

1. Xin nghỉ việc vì phòng tiếp thị không phát huy tốt chức năng của mình

Phòng tiếp thị chính là cầu nối giữa bên trong và bên ngoài, giữa sản phẩm và khách hàng, giữa thuộc tính của sản phẩm và nhu cầu khách hàng. Nhiệm vụ của tiếp thị là nghiên cứu thị trường, cạnh tranh, vạch ra chiến lược và tiếp thị đến đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.

phòng tiếp thị chính là bộ phận “dọn đường”

Phòng tiếp thị chính là bộ phận “dọn đường”. (Nguồn: Internet)

Đối với nhân viên bán hàng sale thì phòng tiếp thị chính là bộ phận “dọn đường” vì bộ phận này có thể lập ra danh sách khách hàng triển vọng để đội ngũ sales hoàn thành công việc của mình. Tuy nhiên vì đa số bộ phận tiếp thị chưa làm tốt chức năng này nên giai đoạn sau gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận khách hàng.

Sự lệ thuộc vào một bộ phận tiếp thị thiếu năng động và chuyên nghiệp khiến cho nhân viên bán hàng sale không thể trụ được lâu dài dẫn đến áp lực doanh số, cuối cùng là buộc nghỉ việc. Nếu hỏi về nguyên nhân vì sao bán hàng sale có tỉ lệ nhân viên bán hàng nghỉ việc nhiều thì đây chính là nguyên nhân đầu tiên.

2. Những cuộc họp diễn ra dày đặc

Họp hành là một yếu tố quan trọng đối với các doanh nghiệp hay tập thể. Để phổ biến tình hình doanh thu, những mặt ưu việt, những hạn chế và nhận ý kiến, nêu giải pháp của tất cả mọi người thì cuộc họp được coi là một ý tưởng vô cùng tốt. Đó có thể là một cuộc họp khiển trách đòi hỏi giải pháp xử lý, đó cũng có thể là một cuộc họp khen thưởng, yêu cầu phát huy. Chung quy lại họp là để các thành viên liên quan tới vấn đề đó có cơ hội tham gia thảo luận vấn đề chung rồi tìm hướng giải quyết tốt nhất. Tuy có những ưu điểm nổi trội như vậy nhưng với tần suất quá nhiều thì cuộc họp lại phản tác dụng, có thể lấy ví dụ điển hình trong kinh doanh của bán hàng sale, các cuộc họp dày đặc và thường xuyên đã trở thàn h áp lực tâm lý, gánh nặng tinh thần khiến các nhân viên bán hàng sale buộc phải viết đơn xin nghỉ việc.

Người làm kinh doanh luôn có hàng tá những việc cần làm ngoài việc chính của mình. (Nguồn: Internet)

Người làm kinh doanh luôn có hàng tá những việc cần làm ngoài việc chính của mình. (Nguồn: Internet)

Bạn biết đấy người làm kinh doanh luôn có hàng tá những việc cần làm ngoài việc chính của mình. Qúa nhiều các công việc đòi hỏi họ phải giải quyết để đạt yêu cầu, kế hoạch đã đưa ra. Trong đó phải nhắc đến các cuộc họp. Dựa vào phân tích thị trường cùng phản hồi của khách hàng cộng với tác phong làm việc của nhân viên thì luôn có những cuộc họp diễn ra để chỉnh đốn, cân bằng và đưa ra giải pháp kinh doanh hiệu quả. Đôi khi có quá nhiều cuộc họp trực tiếp làm nhân viên bán hàng không thể tập trung làm việc. Họ vừa phải lo chỉ tiêu doanh số, vừa phải thực thi những giải pháp đã được đưa ra trong cuộc họp trước, áp lực cả từ sếp và khách hàng khiến nhân viên bán hàng sale ở giữa gần như bị khủng hoảng.

Dù biết việc họp hành là vô cùng cần thiết nhưng với tần suất quá dày sẽ ảnh hưởng xấu tới nhân viên bán hàng sale và họ dễ bị mất tập trung, giảm hiệu suất. Vô hình chung, những cuộc họp nội bộ nhằm trao đổi thông tin bỗng trở nên áp lực và phản tác dụng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhân viên phải xin nghỉ việc để khỏi căng thẳng quá sức.

3. Dù lương cao nhưng nhân viên bán hàng sale phải chịu thêm công việc chăm sóc khách hàng vô cùng nặng nề.

Chăm sóc khách hàng là một công việc vô cùng áp lực và mệt mỏi. Công việc này đỏi hỏi sự chuyên nghiệp và nhiều kỹ năng giải quyết vấn đề. Dù có đang ở trạng thái tâm lý như nào thì nhân viên chăm sóc khách hàng cũng phải luôn mỉm cười, nhiệt tình giải đáp mọi thắc mắc, yêu cầu cũng như mong muốn của khách hàng. Hỗ trợ và làm hài lòng khách hàng chính là yêu cầu và tiêu chí của chăm sóc khách hàng. Vì những đòi hỏi như vậy nên nhân viên chăm sóc khách hàng bộ phận đặc thù cần được rèn luyện, đào tạo và tập huấn kỹ năng chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp.

Thế nhưng hiện nay nhân viên bán hàng sale lại là người đảm nhiệm luôn công việc chăm sóc khách hàng – một công việc đòi hỏi được rèn luyện kỹ càng, có đội ngũ nhân viên chuyên biệt. Bạn biết đấy, nhân viên dù ở bất kỳ lĩnh vực nào cũng sợ hãi áp lực. Mà nói đến áp lực thì phải kể đến nhân viên bán hàng sale bởi họ vừa phải hoàn thành tốt doanh thu của mình, vừa phải kiêm luôn nhiệm vụ chăm sóc khách hàng. Ở một vị công việc quá áp lực rồi lại phải kiêm thêm 1 công việc khác áp lực không kém quả là một thế khó. Khối lượng công việc gấp đôi khiến họ cảm thấy phải chịu quá nhiều áp lực từ công việc và tìm cách nghỉ việc.

4. Áp lực vì sản phẩm không đáng tin cậy

Khi đã xã định gắn bó với nghề thì trước tiên họ phải yêu công việc của chính mình. Một nhân viên bán hàng sale chỉ thu hút khách hàng mua sản phẩm và hoàn thành tốt công việc khi họ tự tin về chính sản phẩm họ đang tiếp thị. Lòng tin của khách hàng là vô cùng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới doanh số bán hàng của công ty, nó được xây dựng dựa trên chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Sự tự tin của người bán hàng sẽ lan tỏa tới khách hàng khiến họ tin tưởng và không ngại ngần bỏ ra khoản tiền để mua. Hãy nuôi dưỡng sự tín nhiệm nơi nghười tiêu dùng, đây chính là một các bán hàng sale bền bỉ, hiệu quả.

Khi đã xã định gắn bó với nghề thì trước tiên họ phải yêu công việc của chính mình. (Nguồn: Internet)

Khi đã xã định gắn bó với nghề thì trước tiên họ phải yêu công việc của chính mình. (Nguồn: Internet)

Ngược lại không có điều gì tồi tệ hơn việc phải đi bán những sản phẩm có thể gây ra nhiều rắc rối cho khách hàng. Hiệu quả và tinh thần làm việc của họ bị giảm sút sẽ là điều tất yếu. Khi mà bản thân người nhân viên bán hàng cũng nghi ngờ về chất lượng sản phẩm do chính mình bán thì chứng tỏ bạn đã bị thất bại ngay bước đầu tiên. Vấn đề này đã được các chủ công ty, doanh nghiệp nhận ra và họ đã có những cách giải quyết khá tốt. Một số công ty đã có những buổi tổ chức cho nhân viên bán hàng trực tiếp xuống xưởng chế biến để nắm được các quy trình sản xuất hàng hóa –  những mặt hàng mà nhân viên đang phải ngày ngày tiếp thị cho khách hàng, hơn nữa còn tổ chức những đợt thi để kiểm tra kiến thức từ kỹ năng đến chất lượng sản phẩm.

Thế nhưng một bộ phận nhân viên bán hàng sale đang phải chịu áp lực từ việc sản phẩm hàng hóa không chất lượng. Áp lực này khiến họ không tụ tin chào hàng, tiếp thị người tiêu dùng, dần dẫn đến phải xin nghỉ việc.

5. Khủng hoảng khi bị dọa đuổi việc vì không đạt doanh số

Đối với bán hàng thì doanh số là vấn đề sống còn. Công ty luôn đặt chỉ tiêu và yêu cầu về doanh thu đối với nhân viên. Mỗi ngày làm việc người bán hàng sale đều bị áp lực bởi con số không đạt. Khi đó các cấp trên của họ sẽ gửi ra các bức thư nhắc nhở nhân viên về kết quả thậm chí chỉ trích, khiển trách trong các cuộc họp thường xuyên liên tục. Điều đó chỉ khiến cho nhân viên cảm thấy áp lực và không làm doanh thu tăng lên. Thay vì ‘đe dọa’ đuổi việc thì các nhà quản lý nên chủ động tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách động viên, hỗ trợ họ. Sự động viên và hướng hỗ trợ giải quyết mới là cần thiết cho lúc này.

Sự động viên và hướng hỗ trợ giải quyết là luôn cần thiết. (Nguồn: Internet)

Sự động viên và hướng hỗ trợ giải quyết là luôn cần thiết. (Nguồn: Internet)

Xem thêm:

6. Nhân viên bán hàng sale bị áp đặt những chỉ tiêu phi thực tế

Nhiều doanh nghiệp đặt ra những chỉ tiêu phi thực tế khiến họ hoàn toàn ‘bất lực’ vì dù cố gắng bao nhiêu thì cũng không thể hoàn thành được. Những chỉ tiêu này lại ảnh hưởng trực tiếp tới lương thưởng và chế độ của nhân viên bán hàng vì vậy trước sức ép như thế họ buộc cách từ bỏ chứ không muốn cố gắng thêm. Hãy tính toán và đưa ra con số hợp lý để n hân viên có động lực cố gắng hoàn thành chứ không phải là lao lực rồi chịu thua, chán nả bỏ cuộc.

Nguồn: https://timviecbanhang.com/

Tags:

Bài viết liên quan

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA kiểm định chất lượng cần học gì? Với tính chất của của công...

Tìm hiểu nhu cầu tìm việc bán hàng trong thời đại hiện nay

Tìm hiểu nhu cầu tìm việc bán hàng trong thời đại hiện nay

Trong thời đại kinh tế hiện nay, nhu cầu tim viec ban hang đang trở nên ngày càng tăng. Việc tìm việc...

Tìm hiểu chi tiết các quy định về quá trình thử việc hiện nay

Tìm hiểu chi tiết các quy định về quá trình thử việc hiện nay

Căn cứ theo luật pháp Việt Nam, một hợp đồng thử việc đúng luật phải đảm bảo được 2 yếu...

Bài đọc nhiều

Cách từ chối khéo léo trong công việc để không làm phật lòng ai

Cách từ chối khéo léo trong công việc để không làm phật lòng ai

Đồng ý một chuyện thì rất dễ nhưng từ chối thì lại là nhiệm vụ rất khó. Chúng tôi sẽ…

Lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc dành cho bạn

Lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc dành cho bạn

1 Sử dụng ngôn ngữ lịch sựNội dung bài viết1. Xin nghỉ việc vì phòng tiếp thị không phát huy…

NPL là gì? Nguyên nhân phát sinh và cách phân loại

NPL là gì? Nguyên nhân phát sinh và cách phân loại

NPL là gì? Nó chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Non-Performing Loan”, hiểu nôm na là nợ xấu.…

Bài mới nhất

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA kiểm định chất lượng cần học gì? Với tính chất của của công…

Tìm hiểu nhu cầu tìm việc bán hàng trong thời đại hiện nay

Tìm hiểu nhu cầu tìm việc bán hàng trong thời đại hiện nay

Trong thời đại kinh tế hiện nay, nhu cầu tim viec ban hang đang trở nên ngày càng tăng. Việc tìm việc…

Tìm hiểu chi tiết các quy định về quá trình thử việc hiện nay

Tìm hiểu chi tiết các quy định về quá trình thử việc hiện nay

Căn cứ theo luật pháp Việt Nam, một hợp đồng thử việc đúng luật phải đảm bảo được 2 yếu…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.