Tìm hiểu chi tiết các quy định về quá trình thử việc hiện nay
Căn cứ theo luật pháp Việt Nam, một hợp đồng thử việc đúng luật phải đảm bảo được 2 yếu tố:
Thời hạn thử việc
- Đối với các công việc, nghề nghiệp yêu cầu trình độ cao đẳng trở lên: Không > 60 ngày
- Đối với các công việc, nghề nghiệp yêu cầu trình độ trung cấp trở lên: Không > 30 ngày
- Đối với các công việc, nghề nghiệp yêu cầu trình độ nghiệp vụ cơ bản: Không > 6 ngày
Mức lương thử việc
Mức lương thử việc của NLĐ ở mỗi doanh nghiệp sẽ có sự khác biệt bởi nó được tạo nên do thỏa thuận của 2 bên. Nhưng nói chung, mức lương thử việc cho NLĐ thường ở mức 85% mức lương thực tế của công việc ấy. Mức lương thử việc cũng sẽ không gồm tiền thưởng hay các chế độ đãi ngộ khác. Bạn muốn được hưởng thêm các quyền lợi thì phải tiến hành trao đổi với đơn vị tuyển dụng.
Điều kiện lao động khi thử việc
- Thời gian làm việc: Không quá 08 tiếng/ ngày, 48 tiếng/ tuần. Thời gian làm thêm giờ không vượt quá mức quy định
- Được đảm bảo nghỉ giữa ca ít nhất 30 phút nếu làm việc ban ngày, 45 phút nếu làm việc ban đêm.
- Nghỉ hàng năm: Người lao động cũng được tính hưởng phép năm theo khoản 2, điều 65, nghị định 145/2020/NĐ-CP nếu người lao động tiếp tục làm việc sau khi hết thử việc
- Nghỉ lễ tết: Người lao động trong thời gian thử việc cũng sẽ được hưởng nguyên lương theo điều 112, luật lao động 2019 giống như các lao động đã làm việc chính thức.
Chế độ bảo hiểm xã hội khi thử việc
Hiện nay, các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc chỉ được áp dụng đối với người lao động đã ký hợp đồng từ 1 tháng trở lên. Do đó, người lao động đang trong thời gian thử việc cũng sẽ được đóng BHXH.
> Tham khảo thêm: Cơ hội việc làm online an toàn uy tín hiện nay
Tags:
Bài viết liên quan