Cách viết thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn xin việc bán hàng ghi điểm

10/07/2019 11:04 AM    |    Tìm việc   >  Câu chuyện bán hàng

Sau khi kết thúc buổi phỏng vấn xin việc chính là thời điểm mà nhà tuyển dụng  đưa ra quyết định phải chọn ra 2 ứng viên cuối cùng phù hợp với vị trí tuyển nhân viên bán hàng của công ty. Thế nhưng nếu như cả 2 người đều là các ứng viên có đầy đủ những kĩ năng và kinh nghiệm cần thiết ngay từ ban đầu. Vậy người nào sẽ lọt vào con mắt của nhà tuyển dụng? Điều này cũng liên quan đến một phần nhỏ mà cá ứng viên đa số đều bỏ qua trong khi Nó sẽ liên quan đến 1 chi tiết nhỏ mà đa số các ứng viên đều bỏ qua trong khi đi tìm việc.

Thư cảm ơn sau khi kết thúc buổi phỏng vấn xin việc không những thể hiện được sự chuyên nghiệp và lịch thiệp của ứng viên mà còn khiến nhà tuyển dụng có cái nhìn tốt về bạn. Tuy nhiên, làm thế nào để viết một bức thư cảm ơn mang lại hiệu quả cao thì chắc hẳn có không ít ứng viên vẫn còn chưa nắm được. Dưới đây là bài viết giới thiệu cho bạn về quy trình viết thư cũng như chia sẻ một số bài mẫu để các bạn cùng tham khảo.

Sức mạnh của “lời cảm ơn” 

Theo các cuộc khảo sát mới đây, hơn 50% trong số các ứng viên đều ngồi chờ nhà tuyển dụng phản hồi lại mà lại quên mất một việc làm vô cùng quan trọng sau buổi phỏng vấn. Đó chính không gì khác ngoài việc viết thư cảm ơn. Việc này không chỉ bạn bày tỏ được sự tôn trọng  của mình đối với nhà tuyển dụng bởi đã đã bỏ ra quỹ thời gian quý báu của họ để phỏng vấn cho bạn mà còn giúp bạn chứng tỏ sự quan tâm sát sao đến vị trí tuyển dụng của công ty. Nhờ vậy mà nhà tuyển dụng sẽ có thêm ấn tượng tốt về bạn.

Cách viết thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn xin việc

Viết thư cảm ơn không cần phải có nhiều nội dung quá phức tạp như hồ sơ xin việc. Bạn chỉ cần lưu ý một điều khá quan trọng là viết thật ngắn ngọn, súc tích với phong cách thật lịch sự theo với những nội dung sau:

Phần mở đầu

Viết thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn xin việc cần có nhiều lưu ý.

Viết thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn xin việc cần có nhiều lưu ý. (Nguồn: Internet)

Trước hết, điều cần thể hiện được với nhà tuyển dụng chính là sự coi trọng và thực sự quan tâm của bạn đến vị trí công việc và buổi phỏng vấn xin việc qua việc gửi lời cảm ơn chân thành đến với họ. Thư cảm ơn không cần câu chữ quá cầu kì và đưa ra những lời dẫn dắt dài dòng phức tạp. Ở phần mở đầu, bạn chỉ cần viết một câu cảm ơn ngắn gọn cũng đủ để thể hiện được sự tôn trọng và thiện chí của bạn rồi.

Phần thân thư cảm ơn

Ở phần này,  bạn hãy đề cập đến những ưu điểm nổi trội của mình mà chưa kịp chứng tỏ khi trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng và nên nhớ nội dung phải liên quan đến buổi phỏng vấn các nội dung liên quan đến buổi phỏng vấn xin việc. Chẳng hạn như bạn đã học hỏi được những điều gì, thế mạnh cũng như mong muốn bản thân khi được làm việc trong công ty của họ, …

Phần kết

Phần cuối cùng hãy thể hiện những điều mà bản thân đang vô cùng mong đợi kết quả từ phía nhà tuyển dụng và hy vọng bộ phận nhân sự của công ty sẽ phản hồi thông tin đến bạn trong thời gian sớm nhất.

Các bài viết nổi bật được quan tâm nhiều nhất:

Lưu ý khi viết thư cảm ơn sau phỏng vấn xin việc

Tiêu đề thư cảm ơn 

Về phần tiêu đề, bạn lưu ý không được để trống. Bởi nhà tuyển dụng sẽ nhận diện và đánh giá sự chuyên nghiệp của bạn ở phần này. Bạn nên viết thêm tên và vị trí công việc đang ứng tuyển. Dù một lưu ý nhỏ nhưng nó cũng giúp cho nhà tuyển dụng hình dung bạn là ai, một cách dễ dàng và từ đó sẽ có dấu ấn tốt đẹp về bạn.

Thời gian gửi thư cảm ơn

Đừng để quá lâu mới gửi thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn xin việc. Trong vòng 24h, bạn phải đảm bảo đã gửi những lời cảm ơn chân thành đến nhà tuyển dụng. Bởi đây là thời điểm thích hợp nhất để nhắc khéo cho họ để ý và quan đến bạn nhiều hơn. Trong đó, sử dụng email để thể hiện sự cảm ơn là phương tiện tốt nhất.

Hãy lưu ý đến thời gian gửi email cảm ơn sau buổi phỏng vấn xin việc

Hãy lưu ý đến thời gian gửi email cảm ơn sau buổi phỏng vấn xin việc. (Nguồn: Internet)

Ngắn gọn nhưng đảm bảo đầy đủ thông tin chính xác

Bạn nên nhớ rằng các lỗi như sai chức danh người phỏng vấn xin việc, sai lỗi chính tả, sai công ty, sai vị trí ứng tuyển… có thể khiến bạn bị “out” ngay lập túc. Do vậy, bạn hãy kiểm tra lại một lần nữa cho thật kỹ lưỡng trước khi gửi. Đặc biệt, như ở trên đã nói, khi viết thư cảm ơn không cần phải quá dài dòng câu chữ. Bạn nên súc tích nội dung nhưng đủ ý, không nên quá nửa trang A4.

Viết rõ các thông tin cá nhân

Nếu như bạn một ứng viên nhạy bén thì cần hiểu rằng nhà tuyển dụng sẽ gặp và phỏng vấn rất nhiều người khác nhau ở mỗi đợt tuyển nhân sự cho công ty nên ít nhiều chắc chắn họ sẽ không biết hoặc nhớ về bạn mặc dù đã ấn tượng trước đó. Do đó, dù là thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn xin việc. Bạn cũng nên thêm các thông tin cá nhân của mình: Họ tên, số điện thoại, email, địa chỉ… để nhà tuyển dụng nhận diện về bạn rõ ràng nhất cũng như thuận tiện cho việc liên lạc.

Một số mẫu thư cảm ơn

Dưới đây là một số ví dụ gợi ý hữu ích cho bạn khi gửi email hoặc thư tay để cảm ơn:

Viết thư cảm ơn sau phỏng vấn  xin việc qua điện thoại

Khi phỏng vấn trực tiếp và phỏng vấn qua điện thoại, bạn có thể sẽ không gặp cùng một người. Thông thường, khi phỏng vấn qua điện thoại, các nhân viên ở phòng nhân sự sẽ là những người đảm nhận để sang lọc hồ sơ ứng viên. Nhưng dù vậy, bạn cũng nên gửi một lá thư cảm ơn sau buổi phỏng vấn xin việc một cách ngắn gọn qua email.

Chẳng hạn như:

“Tôi vô cùng cảm bạn bạn vì đã dành chút thời gian quý báu của mình để trao đổi với tôi về vị trí (…) trong công ty. Với kinh nghiệm của mình đã học được, tôi nhận thấy một ứng cử viên phù hợp nhất cho vị trí này. Mong quý công ty có phản hồi sớm nhất trong thời gian tới.”

Phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt

Thông thường, một cuộc phỏng vấn xin việc trực tiếp mặt đối mặt thường sẽ mất khá nhiều thời gian bởi vì nhà tuyển dụng cần có nhiều vấn đề trao đổi hơn với các ứng viên. Đó cũng chính là lý do khi viết thư cảm ơn cho họ, bạn nên đề cập đến một vấn đề hoặc phản ánh 1 hoặc 2 điểm mà bạn cho nổi bật nhất trong cuộc phỏng vấn.

Mở đầu với lời cảm ơn sẽ gây ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng.

Mở đầu với lời cảm ơn sẽ gây ấn tượng hơn với nhà tuyển dụng. (Nguồn: Internet)

>> Có thể bạn quan tâm yêu cầu không thể bỏ qua khi tuyển nhân viên bán hàng siêu thị

Ví dụ email cảm ơn về cuộc phỏng vấn xin việc trực tiếp

“Kính gửi Ông/bà,

Cảm ơn Ông/bà đã dành thời gian trao đổi với tôi về vị trí công việc (..) vào ngày (…). Tôi biết để tuyển chọn được ứng viên tiềm năng cho công ty, mỗi ngày ông/bà đã nhiều buôi phỏng vấn hết sức căng thẳng. Do vậy, tô vô cùng biết ơn khi ông/bà đã bớt chút thời gian quý báu đó cho tôi.

Như đã thảo luận trong buổi phỏng vấn xin việc, tôi đã có được những (thành tích, kỹ năng, kinh nghiệm công việc hoặc đáp ứng các tiêu chí mà nhà tuyển dụng đưa ra) sẽ thích hợp với vị trí công việc ứng tuyển. Ông/bà đã có những giải đáp vô cùng sâu sắc và hữu ích về những thắc mắc của tôi cũng như các ứng viên khác về công việc. Điều đó đã thuyết phục và khiến tôi tin chắc đây là một vị trí thực sự yêu thích.

Nếu ông/bà đang có băn khăn thắc mắc chưa rõ thì xin vui lòng liên hệ với tôi. Một lần nữa rất vui được gặp gỡ ông/bà trong buổi phỏng vấn. Cảm ơn ông/bà đã quan tâm và cân nhắc đến trường hợp của tôi.

Trân trọng!

(Viết rõ họ tên của bạn)

Bạn có thể đọc thêm nhiều câu chuyện bán hàng hay tại đây để có thêm nhiều kiến thức bán hàng giúp bạn gia tăng lợi nhuận. Hy vọng với cách viết thư cảm ơn sau phỏng vấn xin việc đơn giản mà hiệu quả trên đây, bạn sẽ nhanh chóng tạo được ấn tượng cho nhà tuyển dụng và nắm bắt cơ hội việc làm.

Nguyệt Lương

Bài viết liên quan

Chi tiết cho từng việc làm văn phòng hành chính hiện nay

Chi tiết cho từng việc làm văn phòng hành chính hiện nay

Doanh nghiệp vừa và nhỏ, số lượng đầu việc không nhiều nên ít khi phân định rõ nhiệm vụ theo...

Tìm hiểu khái niệm kế toán là gì? Hiện nay có các loại kế toán nào?

Tìm hiểu khái niệm kế toán là gì? Hiện nay có các loại kế toán nào?

Tìm hiểu khái niệm kế toán là gì? Hiện nay có các loại kế toán nào? – Kế toán công: Là...

Yếu tố gây khó khăn trong việc tuyển bán hàng hiện nay

Yếu tố gây khó khăn trong việc tuyển bán hàng hiện nay

Việc tuyển bán hàng hiện nay đang là một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp. Dù đây là một...

Bài đọc nhiều

Những kỹ năng cần có của một nhân viên xuất nhập khẩu

Những kỹ năng cần có của một nhân viên xuất nhập khẩu

Những kỹ năng cần có của nhân viên xuất nhập khẩu là gì ? Điều bạn cần là trang bị…

Vốn chủ sở hữu là gì? Cách xác định vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là gì? Cách xác định vốn chủ sở hữu

Cơ cấu vốn của mỗi doanh nghiệp được phân làm hai loại là vốn nợ và vốn chủ sở hữu.…

Mẹo và cách viết đơn xin việc thu hút nhà tuyển dụng

Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực nhân sự và tuyển dụng, Timviec chúng tôi đúc kết ra một…

Bài mới nhất

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA kiểm định chất lượng cần học gì? Với tính chất của của công…

Tìm hiểu nhu cầu tìm việc bán hàng trong thời đại hiện nay

Tìm hiểu nhu cầu tìm việc bán hàng trong thời đại hiện nay

Trong thời đại kinh tế hiện nay, nhu cầu tim viec ban hang đang trở nên ngày càng tăng. Việc tìm việc…

Tìm hiểu chi tiết các quy định về quá trình thử việc hiện nay

Tìm hiểu chi tiết các quy định về quá trình thử việc hiện nay

Căn cứ theo luật pháp Việt Nam, một hợp đồng thử việc đúng luật phải đảm bảo được 2 yếu…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.