Để trở thành nhân viên bán hàng giỏi, người mới nên nắm quy trình đào tạo sau

24/06/2019 11:44 AM    |    Tìm việc   >  Kỹ năng bán hàng

Muốn có đội ngũ nhân viên tài giỏi và chuyên nghiệp ngoài việc tuyển dụng nhân viên bán hàng tốt thì quy trình đào tạo nhân viên bán hàng cũng rất cần thiết và quan trọng.

Đào tạo nhân viên bán hàng là gì?

Nhân viên bán hàng chính là những người trực tiếp tư vấn, giới thiệu hàng hóa cho khách hàng, từ đó giúp cửa hàng, công ty tiêu thụ hàng hóa, đem lại doanh số và lợi nhuận. Không những vậy, nhân viên bán hàng còn giúp nâng cao hình ảnh và đem lại thiện cảm cho khách hàng.

Quá trình để rèn luyện nhân viên bán hàng theo mục tiêu mà công ty đề ra

Giảm chi phí mục đích nhân viên

Đào tạo để có nhân viên tốt hơn

Đào tạo để có nhân viên tốt hơn

Muốn nhân viên có thể nắm được những điều cơ bản cũng như có thể tăng tốc trong công việc mới thì việc định hướng nhân viên đúng hướng là điều vô cùng quan trọng. Từ đó, doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí cũng như thời gian đào tạo cho nhân viên mới.

Giúp nhân viên bán hàng mới giảm bớt lo lắng

Nhân viên sẽ không còn cảm thấy lo lắng quá nhiều khi được định hướng đúng đắn ngay từ đầu về quy trình đào tạo, họ sẽ không còn cảm thấy áp lực, từ đó tiếp thu thông tin tốt hơn.

Tối ưu doanh số từ nhân viên

Khi đã nhận được công việc thích hợp với tài năng của mình, khi đó nhân viên sẽ làm việc tốt hơn kéo theo doanh số tăng lên. Muốn có được điều đó, người làm chủ cần đưa ra nền tảng các sự hỗ trợ đầy đủ và cần thiết để giúp đỡ họ trong công việc của chính mình.

Giảm thiểu thời gian cho các lãnh đạo/cấp trên chịu trách nhiệm giám sát

Khi có nền tảng thích hợp và thiết thực thì người training hoặc giám sát phần việc tiếp theo sẽ không mất quá nhiều tâm huyết để đào tạo cho người mới. Các bước tiếp theo, họ chỉ cần giúp nhân viên xác định rõ ràng hơn những nền tảng mình đã đạt được để có thể quản lý chuyên nghiệp công việc của tất cả nhân viên mới hơn.

Cách tạo ra quy trình đào tạo nhân viên bán hàng mới đúng hướng

Cần có cố vấn hướng dẫn cho nhân viên mới

Nâng cao sự tốt đẹp và mơ ước về công việc để làm việc với thái độ tích cực, có mục đích hướng tới và thỏa mãn với nền tảng đã nhận được: Nhân viên phải tiếp thu những kiến thức mà người quản lý đưa ra để có nền tảng làm việc.

Không để định hướng thất bại: Bởi nếu như chương trình không có kế hoạch sẽ khiến nhân viên không hiểu nhiệm vụ; nhân viên không được hoan nghênh; không biết cách quản lý nhân viên hiệu quả trong doanh nghiệp;…

Những điều cần chú ý

Muốn có quy trình đào tạo nhân viên bán hàng mới hiệu quả, các chuyên gia nhân sự cần phải xác định lại các câu hỏi chia phương hướng quan trọng. Nhân viên có thể lập ra danh sách các câu hỏi và tìm cách trả lời.

Trước khi thực hiện quy trình đào tạo, nhân viên mới cần phải biết được những thông tin cơ bản về môi trường làm việc tại doanh nghiệp.

Đào tạo tốt thì nền tảng mới tốt.

Đào tạo tốt thì nền tảng mới tốt

Cần tạo ấn tượng ban đầu với nhân viên mới, từ đó có thể tác động đến họ. Cấp trên hay doanh nghiệp cần tập trung vào những vấn đề thiết yếu, hướng dẫn họ những chính sách cũng như quy định quan trọng để họ dễ ghi nhớ, tránh vi phạm.

Cần cung cấp đầy đủ công cụ và thiết bị cho nhân viên mới. Điều này sẽ khiến họ cảm giác thoải mái, an toàn, biết mình được chào đón, từ đó có thể hoàn thành công việc tốt hơn.

Doanh nghiệp cần mang lại giá trị tốt đẹp cho nhân viên, cho họ những trải nghiệm tích cực ngay từ ngày đầu tiên đi làm để họ có thể vui vẻ kể lại cho gia đình, người thân cũng như bạn bè.

Người hướng dẫn cũng như quản lý nhân viên cần hướng dẫn luôn cho nhân viên bán hàng mới ngay từ ngày đầu làm việc, đảm đương trọng trách truyền đạt, hướng dẫn thông điệp rõ ràng cho nhân viên mới cũng như tạo cầu nối gắn kết họ với môi trường tập thể của doanh nghiệp, công ty.

Tóm lại, mục đích định hướng nhân viên mới được giải thích rõ ràng như trên có thể giúp ích rất nhiều cho các doanh nghiệp, công ty. Bước đầu đào tạo nhân viên mới hiệu quả chính là các mục tiêu, định hướng, cách quản lý của doanh nghiệp. Muốn thực hiện tốt, các doanh nghiệp cần phải ghi nhớ và áp dụng để nhân viên mới luôn sẵn sàng làm việc bất cưc khi nào, cũng như luôn mong muốn có thể gắn bó với doanh nghiệp lâu dài.

Xác định nhu cầu đào tạo nhân viên bán hàng

Đây luôn là câu hỏi đặt ra cũng như là niềm trăn trở của nhiều doanh nghiệp. Muốn thành công trong việc xây dựng quy trình đào tạo nhân viên bán hàng, doanh nghiệp trước hết cần phải định ra được yêu cầu để đào tạo là gì. Các bước để xác định gồm có:

Vạch rõ yêu cầu cần có

– Xác định yêu cầu cần có của nhân viên: Cần phải vạch rõ và đánh giá được những giá trị cần có của một nhân viên mới cần đạt được để từ đó vạch ra khả năng có thể đào tạo kỹ năng nào cần thiết nhất cho họ dễ dàng tiếp thu và phát triển.

– Vạch ra yêu cầu đào tạo: Với các cách định hướng như sau, đánh giá ở trình độ cả tổ chức, khả năng tiến hành và trình độ mỗi người.

Tạo ra hành trình đào tạo cụ thể

Lập kế hoạch đào tạo chính là giai đoạn không thể thiếu để có được quá trình hiệu quả thúc đẩy năng lực nhân viên, là thời điểm để tạo ra một hành trình và các quy trình học tập cụ thể với 4 bước chính: Xác định mục tiêu và điều kiện liên quan, nắm bắt 3 nhân tố quan trọng là thiết kế, phổ biến và hậu cần, đưa ra định hướng khả thi và vạch ra hành trình tổng thể.

Đừng quên chú ý những điểm quan trọng sau trong quá trình đào tạo nhân viên bán hàng vì muốn có sự nhận xét về yêu cầu đào tạo thì quá trình đó cần có được định hướng chính xác nhất để phát triển trong tương lai, đem tới sự chuyên nghiệp từ nội dung giảng dạy, cung cấp những tư duy và kỹ năng quan trọng nhất. Bằng cách này chương trình đào tạo được tổ chức và thiết kế với mục đích giải quyết hoặc ngăn ngừa việc thực hiện vấn đề của một cá nhân, công ty hoặc chức năng của giai đoạn đánh giá nhu cầu nhằm xác định các vấn đề đó để chỉ rõ hơn các mục tiêu của chương trình và nội dung chi tiết của nó.

Chưa kể đến, không phải lúc nào chúng ta cũng có cơ hội được tiếp cận với lượng dữ liệu và đánh giá khách quan cũng như phù hợp nhất. Một số chi tiết nhỏ nên được xử lý tốt hơn và nhanh gọn hơn khi được chia nhỏ ra cho từng trường hợp cụ thể và thiết thực. Việc đánh giá nhu cầu của chương trình đào tạo đòi hỏi xác định rõ và định hướng sự khác nhau giữa mức trình độ mà anh (chị) ta cần có trong ngày đầu làm việc ở khu vực. Những người được tuyển dụng không có các kỹ năng và kiến thức đó cần dược cung cấp những điều này trong chương trình đào tạo. Cung cấp một trong các kỹ năng này như vậy trở thành một mục tiêu của chương trình.

Nên đánh giá kết quả đào tạo hợp lý

Nên đánh giá kết quả đào tạo hợp lý

Đưa ra kết luận về kết quả của quy trình đào tạo

Muốn có thể kết luận về kết quả của quy trình rèn luyện, chúng ta phải dựa vào hiệu quả đã đạt được và những thay đổi tích cực mà nhân viên thể hiện trong thời gian qua, ví dụ như năng suất, doanh thu, doanh số cá nhân, hiệu quả công việc… Liệu sau khi được rèn luyện và học tập, nhân viên đó có phát triển tốt hơn và đem lại những kết quả tích cực hơn hay không? Hay không có gì thay đổi? Hay thậm chí kết quả còn giảm xuống? Bên cạnh đó, bản thân quy trình đào tạo cũng cần được đánh giá bởi chính những người được đào tạo để thay đổi những gì cần thiết, phù hợp nhất.

Trên đây là một số thông tin cần thiết cho những nhân viên bán hàng mới muốn bắt đầu công việc nên nắm vững. Chúc các bạn thuận lợi!

Nguồn: http://timviecbanhang.com/

Bài viết liên quan

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA kiểm định chất lượng cần học gì? Với tính chất của của công...

Tìm hiểu nhu cầu tìm việc bán hàng trong thời đại hiện nay

Tìm hiểu nhu cầu tìm việc bán hàng trong thời đại hiện nay

Trong thời đại kinh tế hiện nay, nhu cầu tim viec ban hang đang trở nên ngày càng tăng. Việc tìm việc...

Tìm hiểu chi tiết các quy định về quá trình thử việc hiện nay

Tìm hiểu chi tiết các quy định về quá trình thử việc hiện nay

Căn cứ theo luật pháp Việt Nam, một hợp đồng thử việc đúng luật phải đảm bảo được 2 yếu...

Bài đọc nhiều

ASM là gì? Những kỹ năng cần có của người đảm nhiệm vị trí ASM

ASM là gì? Những kỹ năng cần có của người đảm nhiệm vị trí ASM

ASM là chữ viết tắt của cụm từ “Area Sales Manager”, nghĩa là Giám đốc bán hàng khu vực. Đọc…

Cơ hội việc làm đối với Relationship Manager

Cơ hội việc làm đối với Relationship Manager

Relationship Manager là công việc được nhiều người lựa chọn làm định hướng phát triển trong tương lai. Cùng với…

Vốn chủ sở hữu là gì? Cách xác định vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là gì? Cách xác định vốn chủ sở hữu

Cơ cấu vốn của mỗi doanh nghiệp được phân làm hai loại là vốn nợ và vốn chủ sở hữu.…

Bài mới nhất

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA kiểm định chất lượng cần học gì? Với tính chất của của công…

Tìm hiểu nhu cầu tìm việc bán hàng trong thời đại hiện nay

Tìm hiểu nhu cầu tìm việc bán hàng trong thời đại hiện nay

Trong thời đại kinh tế hiện nay, nhu cầu tim viec ban hang đang trở nên ngày càng tăng. Việc tìm việc…

Tìm hiểu chi tiết các quy định về quá trình thử việc hiện nay

Tìm hiểu chi tiết các quy định về quá trình thử việc hiện nay

Căn cứ theo luật pháp Việt Nam, một hợp đồng thử việc đúng luật phải đảm bảo được 2 yếu…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.