Vốn chủ sở hữu là gì? Cách xác định vốn chủ sở hữu

22/06/2020 08:42 AM    |    Tìm việc   >  Bài đọc nhiều (Side bar)

Cơ cấu vốn của mỗi doanh nghiệp được phân làm hai loại là vốn nợ và vốn chủ sở hữu. Vậy vốn chủ sở hữu là gì và đâu là nguồn hình thành nên vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp? Đọc bài viết này để hiểu rõ nhé!

Vốn chủ sở hữu là gì? Vốn chủ sở hữu tiếng Anh là gì?

Vốn chủ sở hữu trong tiếng Anh gọi là “equity” hoặc đầy đủ hơn là “owners’ equity”, là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong doanh nghiệp (hoặc các cổ đông nếu đó là công ty cổ phần).

Khi những người đồng sở hữu cùng tiến hành sản xuất, kinh doanh thì họ sẽ phải góp vốn với nhau để cùng gây dựng mọi thứ; nếu được lợi nhuận thì họ chia đều còn nếu công việc làm ăn thua lỗ thì họ phải cùng nhau gánh vác.

Vốn chủ sở hữu là gì? Cách xác định vốn chủ sở hữu 1

Vốn chủ sở hữu là gì?

Vốn chủ sở hữu thường được tính bằng công thức sau:

Vốn chủ sở hữu = Tài sản – Nợ phải trả

 Trong đó:

  • Tài sản gồm có các loại nhà cửa, đất đai, hàng hoá, hàng tồn kho…
  • Nợ phải trả là số tiền doanh nghiệp đi vay đơn vị khác để có tiền đầu tư cho sản xuất, kinh doanh

Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Tiếp nối phần định nghĩa vốn chủ sở hữu là gì, hãy cùng chúng tôi tiến hành phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ nhé!

Vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ là 2 loại vốn vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều người chưa xác định được điểm khác biệt giữa 2 loại vốn này vì chúng cũng có không ít điểm tương đồng.

Như bạn đã biết, vốn của chủ sở hữu là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp và các thành viên trong doanh nghiệp hoặc các cổ đông (đối với công ty cổ phần).

Còn vốn điều lệ là vốn mà các thành viên doanh nghiệp/các cổ động góp hoặc cam kết sẽ góp trong một khoảng thời gian cụ thể và hành động đó của họ được ghi vào Điều lệ của doanh nghiệp.

Vốn chủ sở hữu là gì? Cách xác định vốn chủ sở hữu 2

Phân biệt vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ

Khác biệt cơ bản nhất giữa vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ chính là vốn điều lệ chỉ ghi con số có tính chất đăng ký còn vốn chủ sở hữu có thể ảnh hưởng và làm thay đổi phần lãi giữ lại cũng như các khoản lãi/lỗ của doanh nghiệp khiến cho vốn chủ sở hữu thực tếcũng thay đổi theo.

Nếu vốn điều lệ lớn hơn vốn chủ sở hữu thì nguyên nhân có thể do việc chưa góp đủ vốn hoặc vốn chủ sở hữu bị giảm đi do phần lỗ trong kinh doanh của doanh nghiệp.

Hình thức sở hữu vốn là gì? Các hình thức sở hữu vốn của doanh nghiệp

Một khi bạn đã nắm được vốn chủ sở hữu là gì thì bạn cũng nên quan tâm đến một khái niệm liên quan khác, đó là hình thức sở hữu vốn.

Hình thức sở hữu vốn là gì?

Hình thức sở hữu vốn hiểu đơn giản là cách thức một doanh nghiệp sở hữu và sử dụng vốn của mình. Tùy vào quy mô và loại hình doanh nghiệp mà hình thức sở hữu vốn của mỗi doanh nghiệp sẽ khác nhau. Dưới đây là các hình thức sở hữu vốn thường thấy của doanh nghiệp!

Vốn chủ sở hữu là gì? Cách xác định vốn chủ sở hữu 3

Hình thức sở hữu vốn là gì?

Các hình thức sở hữu vốn

+ Đối với doanh nghiệp tư nhân:

Chủ sở hữu doanh nghiệp phải tự chịu toàn bộ trách nhiệm về tài sản của mình, bao gồm các tài sản:

  • Tất cả tài sản của doanh nghiệp
  • Tài sản của chủ doanh nghiệp

+ Đối với công ty cổ phần:

  • Vốn điều lệ của công ty cổ phần được chia ra thành nhiều phần bằng nhau theođúng quy định của luật pháp
  • Các cổ đông phải thực hiện trách nhiệm về các khoản nợ cũng như những nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp trong phạm vi khả năng của mình
  • Cổ đông có quyền chuyển nhượng cổ phần của mình một cách tự do (ngoại trừ cổ phần ưu đãi biểu quyết thì không được phép chuyển nhượng tư do)

+ Đối với Hợp tác xã:

  • Được phép góp vốn tối đa 20% so với vốn điều lệ của hợp tác xã (nếu là liên hiệp hợp tác xã thì tối đa 30%)
  • Được hợp tác xã cung ứng sản phẩm theo đúng như hợp đồng đã ký kết
  • Được trả lại vốn đã góp khi muốn rời khỏi hợp tác xã

Trên đây là bài viết của Timviecbanhang.com về khái niệm vốn chủ sở hữu là gì và biết thêm một số thông tin liên quan khác nữa như điểm khác nhau của vốn điều lệ và vốn của chủ sở hữu là gì, … Hi vọng đây sẽ là những hiểu biết hữu ích đối với bạn!

Tham khảo các bài viết liên quan:

NPL là gì? Nguyên nhân phát sinh và cách phân loại

Co-op là gì? Các nguyên tắc cơ bản của mô hình Co-op

Tags:

Bài viết liên quan

Giáo viên tiếng Anh là gì và tầm quan trọng của vai trò này

Giáo viên tiếng Anh là gì và tầm quan trọng của vai trò này

Giáo viên tiếng Anh là gì và tầm quan trọng của vai trò này trong xã hội hiện đại Tiếng...

Mô tả chi tiết công việc của nhân viên bán hàng là gì?

Mô tả chi tiết công việc của nhân viên bán hàng là gì?

Chịu trách nhiệm nhận và bảo quản sản phẩm, hàng hóa Tiến hành nhận hàng hóa từ nhà cung cấp,...

Hướng dẫn cách viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch

Hướng dẫn cách viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch

Không chỉ riêng bạn sở hữu khả năng ngoại ngữ mà ngoài kia còn rất nhiều các ứng viên khác...

Bài đọc nhiều

IQ và EQ cái nào quan trọng hơn? Đi tìm câu trả lời hợp lý nhất

IQ và EQ cái nào quan trọng hơn? Đi tìm câu trả lời hợp lý…

IQ và EQ là gì? IQ và EQ cái nào quan trọng hơn? Đó là những câu hỏi chúng ta…

Consultant là gì? Yêu cầu cần có đối với người làm Consultant

Consultant là gì? Yêu cầu cần có đối với người làm Consultant

Consultant là người làm nghề tư vấn hay gọi ngắn gọn là “tư vấn viên”. Theo dõi tiếp bài viết…

NHỮNG ĐIỀU LÀM NÊN NHÂN VIÊN CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG CHUYÊN NGHIỆP

Chăm sóc khách hàng là nghề đầy tiềm năng trong xã hội hiện đại, nhưng không phải ai cũng có thể…

Bài mới nhất

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA kiểm định chất lượng cần học gì? Với tính chất của của công…

Tìm hiểu nhu cầu tìm việc bán hàng trong thời đại hiện nay

Tìm hiểu nhu cầu tìm việc bán hàng trong thời đại hiện nay

Trong thời đại kinh tế hiện nay, nhu cầu tim viec ban hang đang trở nên ngày càng tăng. Việc tìm việc…

Tìm hiểu chi tiết các quy định về quá trình thử việc hiện nay

Tìm hiểu chi tiết các quy định về quá trình thử việc hiện nay

Căn cứ theo luật pháp Việt Nam, một hợp đồng thử việc đúng luật phải đảm bảo được 2 yếu…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.