PDCA là gì? Mô hình PDCA gồm những giai đoạn nào?

08/06/2020 04:38 PM    |    Tìm việc   >  Kỹ năng bán hàng

PDCA là viết tắt của “Plan – Do – Check – Act”, nó là một dạng mô hình tuần hoàn. Muốn hiểu rõ hơn quy trình PDCA là gì thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!

Xem thêm:

Tất cả các doanh nghiệp đều muốn phát triển. Nhưng khi thời điểm cần thiết phải có thay đổi, rất nhiều doanh nghiệp lúng túng và gặp không ít khó khăn khi phải xác định những chiến lược mới cần áp dụng.

Mô hình tuần hoàn PDCA giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vượt qua các rào cản và phá bỏ sự trì trệ rất hay xảy ra mỗi khi áp dụng những điều mới. Vậy mô hình PDCA là gì và có những gì cần lưu tâm về 4 giai đoạn của mô hình này?

PDCA là gì?

Mô hình tuần hoàn PDCA, viết tắt của Plan – Do – Check – Act, là một phương pháp mang tính lặp lại gồm 4 giai đoạn với mục đích chính là liên tục cải thiện tính hiệu quả của các hoạt động trong một doanh nghiệp hay tổ chức và giải quyết vấn đề.

Mô hình này xoay quanh việc đưa ra các giải pháp khả thi cho một vấn đề theo cách liên tục và có hệ thống, thử nghiệm các giải pháp đó, đánh giá tính hiệu quả và đưa vào áp dụng các giải pháp mang lại hiệu quả nhất.

pdca là gì, quy trình pdca là gì, ứng dụng pdca trong doanh nghiệp, vòng tròn pdca là gì, phương pháp pdca là gì, pdca nghĩa là gì, mô hình pdca là gì, công cụ pdca là gì

PDCA nghĩa là gì?

►►► Tham khảo thêm cách làm cover letter đẹp, chuẩn, phù hợp với các vị trí bạn đang ứng tuyển!

4 giai đoạn của mô hình PDCA là gì?

Bạn chắc hẳn đã hiểu rõ PDCA nghĩa là gì rồi, vậy tiếp theo đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các giai đoạn của PDCA. Như đã nêu ở trên, 4 giai đoạn trong vòng tuần hoàn của mô hình PDCA gồm:

Plan – Do – Check – Act

+ “Plan” – Thiết lập kế hoạch: Xác định và phân tích các vấn đề đang có, các cơ hội có thể tận dụng, phát triển các giải pháp giả thuyết dựa theo nguyên nhân của vấn đề và thảo luận, quyết định đưa giải pháp nào vào quá trình thử nghiệm.

Cuối giai đoạn này, bạn sẽ phải có được một hoặc nhiều giải pháp khả thi mà bạn muốn đưa vào thử nghiệm, các kì vọng và dự đoán về kết quả mà những giải pháp đó mang lại nếu thành công. Đây là những tiêu chí quan trọng ảnh hưởng tới giai đoạn Check sau này.

+ “Do” – Áp dụng thử nghiệm: Sau khi bạn đã có danh sách các phương pháp, hãy áp dụng thử các phương pháp đó vào một dự án quy mô nhỏ mang tính “chạy thử”.

Giai đoạn này sẽ giúp bạn đánh giá được liệu các phương pháp và thay đổi bạn muốn áp dụng có mang lại những hiệu quả như mong đợi hay không, liệu các thay đổi đó có quá lớn và gây ra những trở ngại tới các hoạt động của toàn tập thể hiện tại. Nếu các thay đổi đó không thành công thì những hậu quả và thiệt hại có thể xảy ra là gì.

Ví dụ, bạn có thể sắp xếp áp dụng một số thay đổi về quy trình làm việc, cách tiếp cận khách hàng với quy mô trong một phòng ban hoặc giới hạn trong một khu vực hoạt động, một thị trường nhỏ để đánh giá các phản ứng, thu thập các thông tin cần thiết nhằm chuẩn bị cho các đánh giá tiếp theo.

Một lưu ý là ở giai đoạn Do, tất cả các thay đổi chỉ được áp dụng ở quy mô nhỏ, mang tính chất thử nghiệm. Việc áp dụng thực với quy mô lớn sẽ xảy ra ở giai đoạn Act.

pdca là gì, quy trình pdca là gì, ứng dụng pdca trong doanh nghiệp, vòng tròn pdca là gì, phương pháp pdca là gì, pdca nghĩa là gì, mô hình pdca là gì, công cụ pdca là gì

Mô hình PDCA gồm những giai đoạn nào?

+ “Check” – Kiểm nghiệm và đánh giá: Ở giai đoạn này, bạn phân tích các kết quả và dữ liệu bạn thu thập được từ dự án thử nghiệm, so sánh kết quả thực với những mong đợi và kì vọng cũng như dự đoán của bạn đã đặt ra ở giai đoạn 1 để đánh giá liệu các thay đổi đó có hiệu quả hay không. Nếu các thay đổi không mang lại hiệu quả, bạn quay lại giai đoạn 1. Nếu có hiệu quả, bạn chuyển sang giai đoạn 4.

Bạn có thể sẽ quyết định thử một hoặc nhiều giải pháp nhiều lần với những điều chỉnh mới, tức là lặp lại bước Do và Check nhiều lần. Đây cũng là một cách làm rất được khuyến khích vì có thể giúp bạn cải thiện những sáng kiến có tiềm năng thay vì gạt bỏ ngay một sáng kiến nào đó khi không thấy hiệu qủa.

+ “Act” – Áp dụng thực tế: Đây là giai đoạn cuối cùng, sau khi bạn đã đánh giá những sáng kiến nào đủ điều kiện để có thể đưa vào áp dụng thực tế với quy mô lớn. Nhưng sau giai đoạn này, bạn luôn phải tiếp tục xoay vòng về giai đoạn 1 để tìm ra những sáng kiến mới, phương pháp làm việc mới để không ngừng cải thiện chất lượng công việc. Hãy nhớ rằng PDCA là một vòng tuần hoàn không ngừng để giúp tổ chức của bạn liên tục thay đổi, cải thiện và thích ứng với những khó khăn và biến đổi từ bên ngoài.

Trên đây là bài viết của Kiến Thức Bán Hàng về mô hình PDCA là gì và giúp bạn phân tích kỹ càng 4 giai đoạn của nó. Hi vọng bạn sẽ trân trọng những kiến thức hữu ích này và vận dụng một cách “triệt để” khi tìm kiếm việc làm cho mình!

Bài viết liên quan

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA kiểm định chất lượng cần học gì? Với tính chất của của công...

Tìm hiểu nhu cầu tìm việc bán hàng trong thời đại hiện nay

Tìm hiểu nhu cầu tìm việc bán hàng trong thời đại hiện nay

Trong thời đại kinh tế hiện nay, nhu cầu tim viec ban hang đang trở nên ngày càng tăng. Việc tìm việc...

Tìm hiểu chi tiết các quy định về quá trình thử việc hiện nay

Tìm hiểu chi tiết các quy định về quá trình thử việc hiện nay

Căn cứ theo luật pháp Việt Nam, một hợp đồng thử việc đúng luật phải đảm bảo được 2 yếu...

Bài đọc nhiều

Nghề bán hàng có tương lai hay không? Công việc làm bán hàng phổ biến

Nghề bán hàng có tương lai hay không? Công việc làm bán hàng phổ biến

1. Nhu cầu tuyển dụng nhân viên bán hàngNội dung bài viếtPDCA là gì?4 giai đoạn của mô hình PDCA…

EQ là gì? Tại sao EQ quan trọng đối với quá trình tuyển dụng?

EQ là gì? Tại sao EQ quan trọng đối với quá trình tuyển dụng?

Trước đây, các nhà tuyển dụng chỉ quan tâm đến IQ của ứng viên. Nhưng hiện tại, họ quan tâm…

Sales Admin là gì? Mức lương và cơ hội thăng tiến của nghề Sales Admin là gì?

Sales Admin là gì? Mức lương và cơ hội thăng tiến của nghề Sales Admin…

Sales Admin chính là tên gọi khác của vị trí trợ lý kinh doanh hay thư ký kinh doanh. Đọc…

Bài mới nhất

Bán Hàng Online: Bí Quyết Thành Công và Cơ Hội Nghề Nghiệp

Bán Hàng Online: Bí Quyết Thành Công và Cơ Hội Nghề Nghiệp

Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, bán hàng online đang trở thành xu hướng kinh…

Sale Admin: Vai Trò Quan Trọng và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Sale Admin: Vai Trò Quan Trọng và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Sale Admin là một trong những vị trí hỗ trợ quan trọng trong các công ty, đặc biệt là ở…

Bán Hàng Unilever: Cơ Hội Nghề Nghiệp Và Hướng Dẫn Tạo CV Công Việc Hiệu Quả

Bán Hàng Unilever: Cơ Hội Nghề Nghiệp Và Hướng Dẫn Tạo CV Công Việc Hiệu…

Unilever là một trong những tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới với danh mục sản phẩm phong…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.