PDCA là gì? Mô hình PDCA gồm những giai đoạn nào?
PDCA là viết tắt của “Plan – Do – Check – Act”, nó là một dạng mô hình tuần hoàn. Muốn hiểu rõ hơn quy trình PDCA là gì thì đừng bỏ qua bài viết này nhé!
Xem thêm:
- Xây dựng chiến lược bán hàng đa kênh người kinh doanh cần biết
- Bán hàng online là gì? Bí quyết bán hàng online hiệu quả
Tất cả các doanh nghiệp đều muốn phát triển. Nhưng khi thời điểm cần thiết phải có thay đổi, rất nhiều doanh nghiệp lúng túng và gặp không ít khó khăn khi phải xác định những chiến lược mới cần áp dụng.
Mô hình tuần hoàn PDCA giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vượt qua các rào cản và phá bỏ sự trì trệ rất hay xảy ra mỗi khi áp dụng những điều mới. Vậy mô hình PDCA là gì và có những gì cần lưu tâm về 4 giai đoạn của mô hình này?
PDCA là gì?
Mô hình tuần hoàn PDCA, viết tắt của Plan – Do – Check – Act, là một phương pháp mang tính lặp lại gồm 4 giai đoạn với mục đích chính là liên tục cải thiện tính hiệu quả của các hoạt động trong một doanh nghiệp hay tổ chức và giải quyết vấn đề.
Mô hình này xoay quanh việc đưa ra các giải pháp khả thi cho một vấn đề theo cách liên tục và có hệ thống, thử nghiệm các giải pháp đó, đánh giá tính hiệu quả và đưa vào áp dụng các giải pháp mang lại hiệu quả nhất.
►►► Tham khảo thêm cách làm cover letter đẹp, chuẩn, phù hợp với các vị trí bạn đang ứng tuyển!
4 giai đoạn của mô hình PDCA là gì?
Bạn chắc hẳn đã hiểu rõ PDCA nghĩa là gì rồi, vậy tiếp theo đây chúng ta hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về các giai đoạn của PDCA. Như đã nêu ở trên, 4 giai đoạn trong vòng tuần hoàn của mô hình PDCA gồm:
Plan – Do – Check – Act |
+ “Plan” – Thiết lập kế hoạch: Xác định và phân tích các vấn đề đang có, các cơ hội có thể tận dụng, phát triển các giải pháp giả thuyết dựa theo nguyên nhân của vấn đề và thảo luận, quyết định đưa giải pháp nào vào quá trình thử nghiệm.
Cuối giai đoạn này, bạn sẽ phải có được một hoặc nhiều giải pháp khả thi mà bạn muốn đưa vào thử nghiệm, các kì vọng và dự đoán về kết quả mà những giải pháp đó mang lại nếu thành công. Đây là những tiêu chí quan trọng ảnh hưởng tới giai đoạn Check sau này.
+ “Do” – Áp dụng thử nghiệm: Sau khi bạn đã có danh sách các phương pháp, hãy áp dụng thử các phương pháp đó vào một dự án quy mô nhỏ mang tính “chạy thử”.
Giai đoạn này sẽ giúp bạn đánh giá được liệu các phương pháp và thay đổi bạn muốn áp dụng có mang lại những hiệu quả như mong đợi hay không, liệu các thay đổi đó có quá lớn và gây ra những trở ngại tới các hoạt động của toàn tập thể hiện tại. Nếu các thay đổi đó không thành công thì những hậu quả và thiệt hại có thể xảy ra là gì.
Ví dụ, bạn có thể sắp xếp áp dụng một số thay đổi về quy trình làm việc, cách tiếp cận khách hàng với quy mô trong một phòng ban hoặc giới hạn trong một khu vực hoạt động, một thị trường nhỏ để đánh giá các phản ứng, thu thập các thông tin cần thiết nhằm chuẩn bị cho các đánh giá tiếp theo.
Một lưu ý là ở giai đoạn Do, tất cả các thay đổi chỉ được áp dụng ở quy mô nhỏ, mang tính chất thử nghiệm. Việc áp dụng thực với quy mô lớn sẽ xảy ra ở giai đoạn Act.
+ “Check” – Kiểm nghiệm và đánh giá: Ở giai đoạn này, bạn phân tích các kết quả và dữ liệu bạn thu thập được từ dự án thử nghiệm, so sánh kết quả thực với những mong đợi và kì vọng cũng như dự đoán của bạn đã đặt ra ở giai đoạn 1 để đánh giá liệu các thay đổi đó có hiệu quả hay không. Nếu các thay đổi không mang lại hiệu quả, bạn quay lại giai đoạn 1. Nếu có hiệu quả, bạn chuyển sang giai đoạn 4.
Bạn có thể sẽ quyết định thử một hoặc nhiều giải pháp nhiều lần với những điều chỉnh mới, tức là lặp lại bước Do và Check nhiều lần. Đây cũng là một cách làm rất được khuyến khích vì có thể giúp bạn cải thiện những sáng kiến có tiềm năng thay vì gạt bỏ ngay một sáng kiến nào đó khi không thấy hiệu qủa.
+ “Act” – Áp dụng thực tế: Đây là giai đoạn cuối cùng, sau khi bạn đã đánh giá những sáng kiến nào đủ điều kiện để có thể đưa vào áp dụng thực tế với quy mô lớn. Nhưng sau giai đoạn này, bạn luôn phải tiếp tục xoay vòng về giai đoạn 1 để tìm ra những sáng kiến mới, phương pháp làm việc mới để không ngừng cải thiện chất lượng công việc. Hãy nhớ rằng PDCA là một vòng tuần hoàn không ngừng để giúp tổ chức của bạn liên tục thay đổi, cải thiện và thích ứng với những khó khăn và biến đổi từ bên ngoài.
Trên đây là bài viết của Kiến Thức Bán Hàng về mô hình PDCA là gì và giúp bạn phân tích kỹ càng 4 giai đoạn của nó. Hi vọng bạn sẽ trân trọng những kiến thức hữu ích này và vận dụng một cách “triệt để” khi tìm kiếm việc làm cho mình!
Bài viết liên quan