Cách từ chối khéo léo trong công việc để không làm phật lòng ai
Đồng ý một chuyện thì rất dễ nhưng từ chối thì lại là nhiệm vụ rất khó. Chúng tôi sẽ “bật mí” cho bạn cách từ chối khéo léo trong công việc.
Xem thêm:
- Consultant là gì? Yêu cầu cần có đối với người làm Consultant
- Tuyển nhân viên tư vấn bán hàng: Cách “phá vỡ” mọi lời từ chối
Kỹ năng từ chối một cách khéo léo trong giao tiếp
Trước khi nói về cách từ chối khéo léo trong công việc thì chúng ta hãy bàn luận một chút về khái niệm kỹ năng từ chối trong giao tiếp.
Việt Nam là 1 quốc gia nằm ở Châu Á và chắc hẳn ai trong chúng ta cũng hiểu rõ 1 sự thật là người Á Đông thường tình cảm, dễ nể nang những người quen biết, ngay cả khi làm việc họ cũng thường để tình cảm lấn át lý trí. Đó cũng là lý do chúng ta thường ngại nói từ chối khi có ai đó nhờ vả ở nơi công sở.
Thế nhưng việc ôm đồm cả việc mình việc người chỉ khiến chúng ta mệt mỏi, thậm chí áp lực và đôi khi rơi vào tình trạng là việc người thì giúp xong rồi mà việc mình thì chất đống. Và người thiệt duy nhất vẫn là bản thân chúng ta!
Vì sự cả nể mà chúng ta chẳng thể nói lời từ chối khi sếp giao thêm việc (khi khối lượng công việc bạn phải làm đã quá nhiều) hoặc khi đồng nghiệp nhờ vả (trong khi họ hoàn toàn có thể tự làm) và chúng ta sẽ gặp rắc rối khi “Ốc không mang nổi mình ốc còn đòi mang cọc cho rêu”.
Vì vậy, bạn cần học cách “Say No” trong 1 vài trường hợp. Dĩ nhiên bạn phải suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định từ chối hay nhận lời. Nếu bạn có thừa thời gian và sức lực thì bạn có thể nhận lời nhưng nếu bạn không thể giúp đỡ người khác bởi vì bạn còn quá nhiều việc chưa giải quyết xong thì đừng “cố đấm ăn xôi”.
►►► CẬP NHẬT NHANH 1000+ các mẫu thư xin việc khiến nhà tuyển dụng “ĐỨNG HÌNH MẤT 5s”, ứng tuyển dễ dàng vào vị trí tuyển dụng IT bạn đang “thấp thỏm” mong chờ!
Những lợi ích khi biết cách từ chối khéo léo
Như đã nói ở trên, bạn nên nói từ chối trong 1 vài trường hợp bởi điều đó không có hại mà chỉ có lợi cho bản thân bạn. Dưới đây là lợi ích bạn nhận được nếu biết cách từ chối khéo léo khi người khác nhờ vả:
- Bạn sẽ có nhiều thời gian tập trung vào công việc cũng như các dự án cá nhân chứ không phải dùng khoảng thời gian quý báu đó để làm những việc không phải của mình. Cố giúp người trong khi thân mình còn chưa lo xong thì chẳng khác nào “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”
- Bạn chỉ cần hoàn thành việc mình cần làm, không ôm đồm thêm nhiều công việc khác khiến thân thể mệt mỏi, kiệt sức; tinh thần uể oải. Học cách từ chối đúng lúc sẽ giúp bạn không phải làm việc quá sức hoặc làm những việc bạn không thích, tinh thần và cơ thể của bạn cũng nhẹ nhàng, sảng khoái hơn rất nhiều.
- Lời từ chối của bạn không chỉ giúp bạn “nhẹ gánh” mà còn giúp người nhờ vả bạn học cách “tự lực cánh sinh”, tự làm công việc của họ thay vì cứ ỷ lại vào người khác
Cách từ chối khéo léo trong công việc để không mất lòng sếp và đồng nghiệp
Bạn đã thấy được lợi ích của việc từ chối đúng lúc rồi đúng không nào? Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ “bật mí” cho bạn 1 vài cách từ chối khéo léo trong công việc mà không làm mất lòng người nhờ vả (sếp, đồng nghiệp…).
Lấy một lý do chính đáng để từ chối
Nếu công việc của chính bạn còn đang “chồng đống” mà sếp có ý định giao thêm việc cho bạn hoặc đồng nghiệp muốn nhờ bạn làm gì đó thì hãy cứ lấy một lý do chính đáng nhất có thể để từ chối họ.
Dĩ nhiên bạn phải biết cách nói lời từ chối thật khéo léo nhé! Hãy bảo họ rằng bạn thực sự rất muốn giúp đỡ họ nhưng lại “lực bất tòng tam” vì dự án A chưa xong, công việc B còn chất đống chẳng hạn.
►►► CẬP NHẬT THÊM những kinh nghiệm khi đi phỏng vấn mới nhất để chinh phục nhà tuyển dụng khó tính và đánh gục hàng ngàn các ứng viên “NẶNG KÍ” khác!
Tìm giải pháp khác thay thế
Một cách khác để không phải “ôm” thêm việc của người vào người đó là tìm ra giải pháp thay thế thích hợp. Khi sếp muốn giao việc A hoặc đồng nghiệp muốn nhờ việc B nhưng bạn không thể thực hiện thì hãy nghĩ đến một ứng cử viên khác có thể hoàn thành nhiệm vụ ấy và đề xuất cho người nhờ vả.
Dĩ nhiên đối tượng bạn nhắm đến phải có năng lực hoàn thành công việc hoặc đang có thời gian rảnh nhé! Khéo léo chuyển hướng như thế vừa giúp bạn không phải ôm đồm quá nhiều việc mà lại vẫn giữ được hình ảnh đẹp trong mắt sếp và đồng nghiệp. Họ sẽ hài lòng vì dù bạn bận rộn đến thế vẫn bỏ thời gian và chất xám ra để tìm giải pháp giúp họ giải quyết vấn đề.
Trên đây là những chia sẻ của Kiến Thức Bán Hàng về nghệ thuật “say No”. Từ chối chưa bao giờ là dễ dàng nhưng bạn chỉ cần hiểu rõ được một chút về nghệ thuật từ chối và những lợi ích bạn nhận được từ việc từ chối khéo léo.
Ngoài ra, khi bạn nhớ kỹ cách từ chối khéo léo trong công việc mà chúng tôi “bật mí” là bạn sẽ không còn lo vấn đề “bỏ thì thương mà vương thì tội” này nữa!
>> Tham khảo thêm: Việc làm nhân viên chăm sóc khách hàng viettel tại tphcm lương thưởng hấp cho các ứng viên
Bài viết liên quan