Vendor là gì? Phân biệt vendor với supplier và seller
“Vendor” là nhà cung cấp nhưng nó lại khác “supplier” (cũng mang nghĩa nhà cung cấp). Để hiểu rõ hơn vendor là gì hãy theo dõi bài viết dưới đây của chúng mình nhé!
- Hàng outlet là gì? Nó có ưu điểm gì để thu hút khách hàng?
- PDCA là gì? Mô hình PDCA gồm những giai đoạn nào?
Khái niệm Vendor là gì?
“Vendor” trong từ điển tiếng Anh có rất nhiều nghĩa: người bán rong/bán dạo, máy bán hàng… Tuy nhiên trong bài viết này, chúng ta chỉ phân tích nó dưới nghĩa là “nhà cung cấp” mà thôi.
Vendor là nhà cung cấp chuyên bán hàng theo hình thức B2B, B2C hoặc B2G (B2B là “doanh nghiệp cho doanh nghiệp”, B2C là “doanh nghiệp cho người tiêu dùng”, B2G là “doanh nghiệp cho chính phủ”).
“Vendor” khác với “Supplier” mặc dù chúng đều có nghĩa là “nhà cung ứng”. Và hai khái niệm đều là các mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
► Xem ngay: Thông tin tuyển dụng việc làm mới nhất ở nhiều lĩnh vực ngành nghề từ các nhà tuyển dụng uy tín.
Vị trí của vendor trong chuỗi cung ứng
Tiếp nối phần khái niệm vendor nghĩa là gì, hãy cùng Timviecbanhang.com tìm hiểu một chút về vị trí của nó trong chuỗi cung ứng và tiến hành phân biệt sự khác nhau của vendor với 2 khái niệm liên quan là supplier và seller nhé!
Như đã đề cập sơ qua ở trên, vendor là một mắt xích không thể thiếu của chuỗi cung ứng. Vị trí của nó trong chuỗi cung ứng như sau:
Chuỗi cung ứng: Supplier (Nhà cung cấp ) => Manufacturer (Nhà sản xuất) => Distributor (Nhà phân phối) => Vendor – Seller (Nhà cung cấp – Nhà bán lẻ) => Customer (Khách hàng) |
“Vendor” khác Supplier và Seller như thế nào?
Phân biệt “Vendor” với “Supplier”
“Vendor” và “Supplier” đều là mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng. Xét về nghĩa tiếng Việt thì chúng không có sự khác biệt, đều là “nhà cung cấp” nhưng đặt vào đúng hoàn cảnh (tức nhìn vào vị trí của cả 2 trong chuỗi cung ứng) thì bạn sẽ nhận ra chúng có những sự khác nhau dưới đây:
- Supplier nằm ở đầu chuỗi cung ứng, làm nhiệm vụ cung cấp nguyên liệu đầu vào để doanh nghiệp sản xuất sản phẩm còn Vendor lại nằm ở gần cuối chuỗi, nhiệm vụ của nó là đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng. Sản phẩm khi ở trong tay supplier thì chưa phải là thành phẩm còn khi tới tay vendor thì nó đã là sản phẩm hoàn chỉnh.
- Mục đích của suppiler là tạo ra sản phẩm còn mong muốn của vendor là bán thành công sản phẩm
► Khám phá trang web hỗ trợ đăng tin tuyển dụng miễn phí giúp các nhà tuyển dụng tìm ứng viên tiềm năng
- Suppiler chỉ phân phối nguyên – vật liệu cho các đơn vị có đầy đủ giấy phép sản xuất/kinh doanh còn vendor có thể bán sản phẩm chó bất cứ cá nhân, đơn vị nào
- Vendor là nhân vật trung gian quan trọng, là người trực tiếp đưa sản phẩm đến cho người tiêu dùng còn supplier thì gần như không có chút liên hệ nào với người tiêu dùng, họ chỉ làm việc với bên nhà sản xuất mà thôi.
“Vendor” và “Supplier”là hai khái niệm khác nhau nhưng đều có điểm chung đó là: chúng là những thành phần không thể thiếu của chuỗi cung ứng sản phẩm.
►Tham khảo: mẫu email ứng tuyển chuẩn nhất cho ứng viên chưa có kinh nghiệm.
Phân biệt “Vendor” với “Seller”
Nếu bạn nhìn kỹ thì sẽ thấy “vendor” và “seller” đứng ngang hàng nhau trong chuỗi cung ứng bởi họ có nhiệm vụ giống nhau: đưa sản phẩm đến tận tay của người tiêu dùng.
Thế nhưng giữa chúng vẫn có một số điểm khác biệt cơ bản như sau:
- “Vendor” thường đại diện cho cả các cá nhân hoặc doanh nghiệp nhưng “seller” thì chỉ đại diện cho một cá nhân mà thôi. Nói chung, phạm vi nghĩa của “seller” hẹp hơn “vendor”.
- Vendor có thể nhập hàng từ nhà sản xuất, nhà phân phối để bán nhưng họ cũng có thể chọn cách tự sản xuất sản phẩm còn “seller” thì chỉ có thể nhập hàng về bán lại mà thôi.
- Cũng vì lý do trên mà vendor có thể tự định giá cho sản phẩm mà họ sản xuất, tức họ có thể quyết định nó là giá sỉ hay giá lẻ. Ngược lại, seller nhập hàng về bán nên họ bán chỉ có thể bán sản phẩm với giá lẻ.
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu rõ vendor là gì và cách để phân biệt nó với một số khái niệm liên quan khác như “supplier”, “seller”.
Hi vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích đối với bạn! Trong quy trình chuỗi cung ứng, Vendor và Seller cùng cấp với nhau. Nhưng Vendor thường mang nghĩa rộng hơn Seller, bởi khi nói đến Seller sẽ mang tính cá nhân nhiều hơn.
► Khám phá ngay các vị trí tuyển dụng mới nhất tại Manulife Việt Nam– một trong số các công ty bảo hiểm nhân thọ lâu đời nhất tại Việt Nam
Bài viết liên quan