Khái niệm rủi ro kinh doanh là gì và nguồn gốc dẫn đến rủi ro?

30/06/2020 11:47 AM    |    Tìm việc   >  Bài đọc nhiều (Side bar)

Rủi ro trong kinh doanh là những mối hiểm nguy mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình kinh doanh. Đọc tiếp để hiểu rõ rủi ro kinh doanh là gì nhé!

Việc xây dựng một doanh nghiệp hay đơn thuần là tham gia vào việc kinh doanh cần rất nhiều tính toán, công sức, nguồn lực và tất nhiên là gồm rất nhiều rủi ro.

Cho dù bạn là chủ một doanh nghiệp hay kinh doanh quy mô nhỏ, việc tìm hiểu các chướng ngại vật và rủi ro bạn có thể gặp phải sẽ giúp bạn đưa ra các chiến thuật phát triển hoặc đưa ra các quyết định chính xác.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số kiến thức cơ bản về định nghĩa cũng như các loại rủi ro kinh doanh phổ biến nhất:

Khái niệm rủi ro kinh doanh là gì?

Rủi ro kinh doanh là gì? Nó là tất cả các mối nguy hiểm mà một công ty, tổ chức phải chịu trong quá trình hoạt động, có thể làm giảm lợi nhuận của công ty đó, khiến các dự án hay chương trình của công ty đó bị đình trệ, thất bại hoặc thậm chí dẫn công ty đó tới phá sản.

Rủi ro kinh doanh là gì? Nguồn gốc dẫn đến rủi ro kinh doanh 1

Khái niệm rủi ro trong kinh doanh là gì?

Bất cứ điều gì gây hại tới khả năng đạt được mục tiêu tài chính của một công ty đều được coi là rủi ro kinh doanh. Những mối rủi ro này đến từ rất nhiều nguồn khác nhau, vì vậy những khó khăn mà công ty hay doanh nghiệp phải đối mặt không phải lúc nào cũng do khả năng điều hành của ban lãnh đạo.

Rất nhiều mối rủi ro đến từ bên trong, ví dụ như những sai lầm trong hoạch định chiến thuật hoạt động hay lực lượng nhân sự chưa làm việc hiệu quả, còn một số nguồn rủi ro tới từ bên ngoài có thể kể đến như các quy định, luật pháp của chính phủ hay tình hình của nền kinh tế nói chung.

Tuy không ai có thể né tránh hay bao bọc doanh nghiệp của họ khỏi mọi mối rủi ro, sẽ vẫn luôn có những biện pháp để bảo vệ hoặc giảm thiểu tối đa các thiệt hại hoặc ảnh hưởng tiêu cực của các rủi ro đó tới hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Các biện pháp đó được gọi chung là các chiến thuật quản lý rủi ro.

► Bạn đang tìm việc làm Nha Trang? Xem ngay các vị trí đang tuyển dụng với mức lương hấp dẫn

Nguồn gốc phát sinh rủi ro trong kinh doanh là gì?

Các rủi ro kinh doanh bắt nguồn và chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố, chung nhất gồm:

  • Thói quen, sở thích, xu hướng và nhu cầu của người tiêu dùng hay khách hàng cuối.
  • Giá hàng hóa theo đơn vị, các chi phí như nguyên liệu đầu vào, chi phí sản xuất, vận chuyển, lưu kho, thuế,…
  • Số lượng, quy mô, khả năng và mức độ cạnh tranh của các đối thủ trên thị trường.
  • Tinh trạng của nền kinh tế trong nước và quốc tế.
  • Tình hình chính trị, các điều luật, quy định và chi phối, quản lý của nhà nước.
Rủi ro kinh doanh là gì? Nguồn gốc dẫn đến rủi ro kinh doanh 2

Nguồn gốc dẫn đến rủi ro trong kinh doanh

Để tính toán rủi ro, các nhà phân tích thường sử dụng 4 tỉ lệ đơn giản: số dư đảm phí, hiệu ứng đòn bảy tài chính, hiệu ứng đòn bảy kinh doanh và hiệu ứng đòn bảy tổng thể. Với các tính toán phức tạp hơn, các nhà phân tích có thể phối hợp thêm các phương pháp thống kê.

► Xem thêm: Tìm việc làm online tại nhà dành cho sinh viên, các bà nội trợ. Khám phá ngay!

Các loại hình rủi ro kinh doanh là gì?

  • Rủi ro kinh tế: Nền kinh tế liên tục thay đổi với các biến động thị trường. Các thay đổi đó có thể tích cực hoặc tiêu cực, chính vì vậy việc liên tục theo dõi các chuyển biến và phân tích xu hướng để đưa ra các điều chỉnh phù hợp. Một cách khác để giảm thiểu rủi ro kinh tế là tiết kiệm càng nhiều càng tốt để duy trì dòng tiền, hoạt động với ngân sách thấp, ít tạp phí.
  • Rủi ro pháp luật: Các chủ doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều quy định luật pháp, đặc biệt là với những doanh nghiệp hoạt động kinh doanh ở nhiều quốc gia khác nhau. Biện pháp hữu hiệu nhất để giảm thiểu rủi ro về pháp luật là trước khi thực hiện các công việc kinh doanh ở một thị trường nào đó phải có tìm hiểu kỹ về các quy định pháp luật liên quan và luôn phải có sự cố vấn từ đội ngũ luật sư.
Rủi ro kinh doanh là gì? Nguồn gốc dẫn đến rủi ro kinh doanh 3

Các loại hình rủi ro thường gặp trong kinh doanh

  • Rủi ro an ninh và lừa đảo: Các sự cố như rò rỉ dự liệu, đánh cắp thông tin người dùng, sử dụng danh tính giả và lừa đảo thanh toán là một vài ví dụ về rủi ro an ninh và lừa đảo. Để đảm bảo hạn chế được rủi ro này, ban lãnh đạo nên tập trung vào các giải pháp bảo vệ an ninh, các công cụ chống gian lận và lừa đảo cùng với việc phố biến kiến thức tới khách hàng.
  • Rủi ro danh tiếng: Việc có một bộ phận khách hàng không hài lòng, một số sản phẩm lỗi, không đạt chuẩn hay sự cố, tai nạn là không thể tránh khỏi và những điều này có thể ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của doanh nghiệp, đặc biệt với sự lan truyền thông tin nhanh chóng mặt của các mạng xã hội. Để hạn chế rủi ro này, hãy thúc đẩy các chiến thuật quản lý danh tiếng để liên tục giám sát những gì đang được nói về doanh nghiệp cả trên và ngoài mạng. Sẵn sàng trả lời các lời bình luận đó và hỗ trợ các mối quan tâm của khách hàng sớm nhất có thể. Đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm hay dịch vụ để hạn chế kiện tụng và bồi thường.
  • Rủi ro vận hành: Loại rủi ro này có thể đến từ bên trong, bên ngoài hoặc là kết hợp của cả hai phía. Bên ngoài có thể là thiên tai, hỏa hoạn, các sự cố về điện, nguồn cung nguyên vật liệu, bệnh dịch. Bên trong chủ yếu là từ sai lầm của một hoặc nhiều người trong đội ngũ nhân viên hoặc ban lãnh đạo. Cách tốt nhất để hạn chế rủi ro này là lập nên các kế hoạch dự phòng cho những tình huống xấu có thể xảy ra, những ảnh hưởng tiêu cực mà doanh nghiệp có thể gặp phải cùng giải pháp đi kèm.

Trên đây là những điều mà Timviecbanhang.com muốn chia sẻ về khái niệm rủi ro kinh doanh là gì, nguyên nhân phát sinh của chúng và các loại rủi ro thường gặp. Hi vọng những hiểu biết này sẽ giúp ích cho bạn trong công việc cũng như cuộc sống!

► Đừng bỏ lỡ: Một số vị trí công việc mà các ứng viên có thể tham khảo khi quyết định tham gia tuyển dụng Thế Giới Di Động .

Bài viết liên quan

Giáo viên tiếng Anh là gì và tầm quan trọng của vai trò này

Giáo viên tiếng Anh là gì và tầm quan trọng của vai trò này

Giáo viên tiếng Anh là gì và tầm quan trọng của vai trò này trong xã hội hiện đại Tiếng...

Mô tả chi tiết công việc của nhân viên bán hàng là gì?

Mô tả chi tiết công việc của nhân viên bán hàng là gì?

Chịu trách nhiệm nhận và bảo quản sản phẩm, hàng hóa Tiến hành nhận hàng hóa từ nhà cung cấp,...

Hướng dẫn cách viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch

Hướng dẫn cách viết trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch

Không chỉ riêng bạn sở hữu khả năng ngoại ngữ mà ngoài kia còn rất nhiều các ứng viên khác...

Bài đọc nhiều

Cách từ chối khéo léo trong công việc để không làm phật lòng ai

Cách từ chối khéo léo trong công việc để không làm phật lòng ai

Đồng ý một chuyện thì rất dễ nhưng từ chối thì lại là nhiệm vụ rất khó. Chúng tôi sẽ…

Full time là gì? Part time là gì? Điểm khác biệt giữa chúng là gì?

Full time là gì? Part time là gì? Điểm khác biệt giữa chúng là gì?

Full time và part time là những hình thức làm việc như thế nào? Bạn muốn có cái nhìn rõ…

Những kỹ năng cần có của một nhân viên xuất nhập khẩu

Những kỹ năng cần có của một nhân viên xuất nhập khẩu

Những kỹ năng cần có của nhân viên xuất nhập khẩu là gì ? Điều bạn cần là trang bị…

Bài mới nhất

Sale Admin: Vai Trò Quan Trọng và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Sale Admin: Vai Trò Quan Trọng và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Sale Admin là một trong những vị trí hỗ trợ quan trọng trong các công ty, đặc biệt là ở…

Bán Hàng Unilever: Cơ Hội Nghề Nghiệp Và Hướng Dẫn Tạo CV Công Việc Hiệu Quả

Bán Hàng Unilever: Cơ Hội Nghề Nghiệp Và Hướng Dẫn Tạo CV Công Việc Hiệu…

Unilever là một trong những tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới với danh mục sản phẩm phong…

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA kiểm định chất lượng cần học gì? Với tính chất của của công…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.