Nhân viên kho là gì? Công việc chính của nhân viên kho
Nhân viên kho chính là những người làm việc ở bộ phận kho của các doanh nghiệp. Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhân viên kho là gì nhé!
- Nhân viên tổng vụ là gì? Công việc cần làm và kỹ năng cần có
- Nhân viên theo dõi đơn hàng là gì? Yêu cầu đối với vị trí này
Nhân viên kho là gì? Nhân viên kho tiếng Anh là gì?
Nhân viên kho trong tiếng Anh gọi là “Warehouse Staff”, là người làm việc tại bộ phận Kho của các công ty, doanh nghiệp. Họ phải chịu trách nhiệm trông coi, quản lý mọi hàng hóa có trong kho; họ phải quản lý mọi khâu từ nhập hàng bảo quản, lưu trữ… cho đến xuất hàng.
Họ cần bảo quản hàng hóa, nguyên vật liệu nguyên vẹn, không để chúng hư hỏng, thất thoát hay bị đánh cắp… Tất cả mọi thứ trong kho hàng phải được đảm bảo an toàn để về sau sử dụng cho việc kinh doanh và sản xuất.
Số lượng nhân viên kho của doanh nghiệp thường không bị hạn chế. Tùy vào quy mô của doanh nghiệp, người đứng đầu sẽ xem xét và cân nhắc xem doanh nghiệp của mình cần bao nhiên nhân viên kho để đảm bảo hoạt động sản xuất, kinh doanh không bị gián đoạn. Và ở các kho hàng quy mô nhỏ thì nhân viên kho sẽ kiêm luôn chức vụ thủ kho.
►Tham khảo thêm: Mẫu thư xin việc viết tay dành cho ứng viên thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau
Công việc của nhân viên kho là gì?
Sau khi bạn đã hiểu rõ nhân viên kho vận là gì thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem công việc chính của họ là gì nhé!
- Lập hồ sơ kho: Nhân viên kho phải tiến hành tạo sơ đồ kho để những ai tiến vào kho đều nắm được đường đi lối lại cũng như vị trí đặt các loại hàng, tránh tình trạng đi lạc hoặc để đồ đạc sai vị trí, gây khó khăn để quá trình kiểm kê và bảo quản. Họ cũng phải tiến hành phân biệt màu sắc, kích thước, mã… hàng hóa bằng cách làm tag đánh dấu. Bạn cũng cần set mã vạch riêng cho từng sản phẩm có thể truy xuất dữ liệu nhanh chóng khi cần.
- Sắp xếp hàng hóa: Nhân viên kho chính là người phải tiến hành sắp xếp các loại hàng hóa có trong kho. Hàng hóa cần được sắp xếp khoa học và hợp lý để quá trình quản lý, kiểm kê và xuất hàng về sau được dễ dàng và thuận tiện hơn. Bạn nên phân loại hàng hóa càng chi tiết thì càng tốt. Ngoài việc sắp xếp hàng hóa trong kho, bạn cũng phải bảo đảm hàng hóa trên quầy/kệ hàng được bố trí ngăn ngắp, gọn gàng.
- Kiểm kê hàng hóa: Việc kiểm kê hàng hóa có lẽ chính là nhiệm vụ quan trọng nhất của người làm nhân viên kho. Họ phải đối chiếu các loại hóa đơn nhập – xuất hàng rồi sau đó kiểm kê và đối chiếu hàng hóa ở ngoài thực tế xem có trùng khớp với các loại mặt hàng ghi trong hóa đơn không.
Nếu phát hiện thấy sai sót hay sự chênh lệch thì nhân viên kho phải báo ngay với quản lý cấp cao để có những biện pháp xử lý kịp thời. Kể cả khi hàng hóa thực tế và trong hóa đơn không có sự khác biệt thì bạn vẫn cần kiểm tra kỹ lưỡng để xem có mặt hàng nào bị hư hỏng hay sắp hết “date” để tiến hành xử lý ngay lập tức.
- Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu: Hàng tồn kho nghe thì có vẻ không quá quan trọng nhưng thực tế chúng lại có vai trò không thể thiếu trong hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, nhân viên kho phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra hàng tồn kho tối thiểu để làm báo cáo gửi cho quảng lý cấp cao và xử lý kịp thời khi chúng xảy ra vấn đề.
► Xem ngay: Thông tin tuyển dụng việc làm tại hà nội mới nhất cho ứng viên quan tâm
Yêu cầu cơ bản đối với nhân viên kho như thế nào?
Chúng tôi đã cung cấp cho bạn những thông tin như nhân viên kho là gì, công việc của nhân viên kho là làm gì. Vậy bạn có muốn biết vậy để trở thành nhân viên kho thì bạn phải đáp ứng những yêu cầu gì không?
Trở thành nhân viên kho không khó, bạn chỉ cần thỏa mãn những điều kiện dưới đây là được:
- Sức khỏe tốt
- Trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận, có trách nhiệm với công việc
- Kỷ luật tốt, luôn luôn tuân thủ các quy định mà công ty đưa ra
- Thành thạo tin học văn phòng cơ bản, biết sử dụng các phần mềm kế toán, quản lý kho hoặc các loại phần mềm liên quan khác…
- Tốt nghiệp trình độ THPT trở lên
Qua bài viết trên đây của Timviecbanhang.com, chắc hẳn bạn đã hiểu được nhân viên kho là gì, công việc của nhân viên kho là gì và những yêu cầu họ phải đáp ứng rồi. Nếu bạn yêu thích nghề nghiệp này thì còn chờ gì mà không ngay và apply nhỉ?
► Khám phá môi trường làm việc tại Bamboo Airways và cơ hội việc làm tại hãng hàng không này
Bài viết liên quan