Omni channel – Hạt giống tiềm năng của ngành thương mại điện tử

27/08/2020 09:15 AM    |    Tìm việc   >  Tiếp cận khách hàng

“Omni channel” dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “bán hàng trên mọi kênh”. Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn khái niệm Omni channel là gì nhé!

Omni channel là khái niệm đang được rất nhiều người trong giới marketing nhắc tới và thậm chí được coi là tương lai của ngành bán hàng. Rất nhiều người khác lại nhầm lẫn omni channel với một khái niệm cũ hơn là multi channel. Vậy omni channel là gì? Điều gì tạo nên sự khác biệt của omni channel và tại sao omni channel lại được coi là cuộc cách mạng bán hàng?

Omni channel là gì? 

Cụm từ ghép “omni channel” là sự kết hợp của hai từ đơn: “omni” và “channel”. Omni có gốc là từ “Omnis” tron g tiếng La-tinh, mang nghĩa là “tất cả” hoặc “toàn bộ”. “Channel” là kênh, ở đây có thể hiểu là kênh bán hàng. Vậy có thể dịch nôm na cụm từ omni channel là “bán hàng trên mọi kênh”.

Định nghĩa

Omni Channel là gì?

Tuy cụm từ này hay được nhắc tới là “bán hàng đa kênh”, khái niệm bán hàng đa kênh thực sự thuộc về cụm từ “multi channel”. Hai khái niệm này có rất nhiều điểm tương đồng và nhiều người đánh giá omni channel là phiên bản hoàn thiện hơn của multi channel, tuy nhiên vẫn có những điểm khác nhau cơ bản và cốt lõi khiến hai khái niệm này hoàn toàn tách biệt nhau.

Chia sẻ thông tin tìm việc bán hàng mới nhất hiện nay

Phân biệt Omni channel và Multi channel

Hai khái niệm này có nhiều điểm tương đồng nên dễ bị nhầm lẫn với nhau, hãy cùng tìm ra điểm khác biệt giữa chúng nhé!

Multi channel (hay bán hàng đa kênh) lấy sản phẩm của người bán làm trọng tâm và cho phép khách hàng tham gia tìm hiểu về sản phẩm, giá cả, các chương trình khuyến mại, hậu mãi,… và mua hàng tại bất cứ nền tảng kênh bán hàng nào mà họ chọn ở mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, multi channel lại coi từng kênh bán hàng như một cá thể độc lập và mang lại những cơ hội giao dịch, mua bán hàng riêng rẽ.

Omni channel (hay bán hàng mọi kênh) lấy khách hàng làm trọng tâm với mục đích lớn nhất là tạo một trải nghiệm khách hàng độc nhất và xuyên suốt mọi nền tảng kênh bán hàng bằng cách thống nhất các hoạt động quảng cáo, marketing và bán hàng ở các kênh khác nhau qua việc chia sẻ dữ liệu.

► Xem thêm: Google Adsense là gì và Google Adsense trả tiền như thế nào?

Phân biệt Omni channel và Multi channel

Điểm giống và khác nhau giữa Omni channel và Multi channel

Hình thức bán hàng đa kênh mang đến cho khác hàng nhiều trải nghiệm mua hàng khác nhau, cho phép khách hàng tự do chọn lựa kênh bán hàng mà họ muốn hoặc ưa thích. Tuy phương pháp này khá linh hoạt, người bán hay thương hiệu phụ thuộc khá nhiều vào nền tảng kênh bán hàng.

Có thể coi phương pháp multi channel như một bánh xe với các nan hoa khác nhau kết nối với trung tâm của bánh xe là sản phẩm. Viền ngoài của bánh xe này là các kênh bán hàng khác nhau và khách hàng có thể chọn một kênh bán hàng họ muốn để tiếp cận với sản phẩm họ cần mua. Sau khi bên bán hàng xác định được một đối tượng khách hàng nào đó ưa thích một kênh bán hàng nhất định, bên bán hàng có thể đẩy mạnh việc tối ưu hóa kênh đó tới khách hàng để duy trì và thúc đẩy việc mua hàng.

► Tìm hiểu thêm: Cách viết sơ yếu lý lịch tự thuật CHUẨN nhất cho ứng viên

Trong khi đó, hình thức bán hàng mọi kênh lại có quá trình marketing theo chiều hướng khác biệt hơn. Vẫn là bánh xe như vậy nhưng ở trung tâm không còn là sản phẩm nữa mà là khách hàng. Phương pháp bán hàng này sẽ tạo sự kết nối đặc biệt, phù hợp với lý do mà một khách hàng sử dụng một kênh bán hàng nào đó và nhận thức được trạng thái của khác hàng trong từng giai đoạn mua hàng khác nhau.

Trong mô hình bán hàng mọi kênh này, khách hàng nằm giữa mạng lưới kết nối các kênh marketing và bán hàng khác nhau, tạo nên một trải nghiệm hoàn thiện và khép kín. Rào cản giữa các kênh khác nhau như onsite, mạng xã hội, ứng dụng điện thoại, thư điện tử, tin nhắn truyền thống, tin nhắn Internet,… biến mất hoàn toàn với việc chia sẻ chéo dữ liệu giữa các kênh để mang sản phẩm đến khách hàng bằng tất cả các kênh thay vì chờ đợi khách hàng sử dụng một kênh bán hàng nào đó để tiếp cận được sản phẩm.

Onmi channel kết hợp tất cả các phương pháp marketing và bán hàng qua trang web, email, quảng cáo ngắm đối tượng, marketing qua mạng xã hội và việc quảng cáo, bán hàng tại các cửa hàng truyền thống thành một hệ thống có sự sắp xếp và tinh lọc với mục đích mang đến cho khách hàng các lời mời chào, quảng cáo sản phẩm chuyên biệt dựa theo những dữ liệu người dùng được thu thập trước đó.

 XEM THÊM: PDCA là gì? Mô hình PDCA gồm những giai đoạn nào?

Omni channel – Tương lai của thương mại điện tử

Hình thức bán hàng mọi kênh được coi là tương lai của ngành thương mại điện tử vì những tiềm năng vượt trội và mang tính đột phá như:

Omni channel – Tương lai của thương mại điện tử

Omni channel chính là tương lai của thương mại điện tử

  • Chuyển đổi trọng tâm bán hàng từ giao dịch sang mối quan hệ: Omni channel chú trọng việc tạo một mối quan hệ lâu dài giữa các nhà bán lẻ với khách hàng bằng việc khép kín trải nghiệm khách hàng, chủ động kết nối với khách hàng qua các thông tin marketing và bán hàng được chuyên biệt hóa, khiến việc lựa chọn và mua hàng đơn giản và thuận tiện hơn. Mối quan hệ khách hàng lâu dài sẽ chuyển thành sự trung thành của khách hàng với một nhà bán lẻ nào đó.
  • Đầu tư vào các trải nghiệm có giá trị cao: Các nhà bán lẻ có thể sử dụng hình thức bán hàng mọi kênh để thể hiện sự quan tâm tới khách hàng qua việc gửi các thông tin về ra mắt sản phẩm mới, chương trình khuyến mại, công nhận khách hàng thân thiết, lời mời dự sự kiện VIP,… qua nhiều kênh liên lạc khác nhau để khiến khách hàng cảm thấy họ đặc biệt và được quan tâm chăm sóc chứ không đơn thuần là mối quan hệ “tiền trao – cháo múc”.
  • Thấu hiểu suy nghĩ của khách hàng: Một yếu tố không thể thiếu của quy trình bán hàng mọi kênh chính là việc lưu trữ, phân tích và chia sẻ dữ liệu người dùng, ở đây là khách hàng để tối ưu hóa việc marketing và bán hàng. Các thông tin đầy giá trị như lịch sử mua hàng, thói quen mua hàng, thời gian và tần suất cũng như mức độ quan tâm của khách hàng tới một hay nhiều loại sản phẩm nào đó có thể giúp các nhà bán lẻ thấu hiểu khách hàng của họ hơn.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về hình thức bán hàng mọi kênh – omni channel. Hi vọng những kiến thức này chính là điều bạn đang tìm kiếm!

➤ Xem thêm: [HƯỚNG DẪN] Cách viết thư xin việc hoàn chỉnh từ A-Z

Tags:

Bài viết liên quan

Những mẫu đơn xin nghỉ phép chuẩn, mới nhất hiện nay

Những mẫu đơn xin nghỉ phép chuẩn, mới nhất hiện nay

Mẫu đơn xin nghỉ phép thông thường TẢI VỀ MÁY Mẫu đơn xin nghỉ phép không lương TẢI VỀ MÁY...

Sales promotion là gì? Các hình thức sales promotion

Sales promotion là gì? Các hình thức sales promotion

Hiện nay có rất nhiều cách và hình thức khác nhau để chạy các chương trình khuyến mãi một cách...

Thanh toán điện tử là gì? Lợi ích và hạn chế của hình thức thanh toán này

Thanh toán điện tử là gì? Lợi ích và hạn chế của hình thức thanh toán này

Bạn đã nghe nhiều đến các cổng thanh toán điện tử và sự mở rộng hệ thống của nó nhưng...

Bài đọc nhiều

Trademark là gì? Phân biệt Brand và Trademark

Trademark là gì? Phân biệt Brand và Trademark

Việc đăng ký nhãn hiệu là bảo vệ nhãn hiệu ấy cũng là là một phần cần phải có trong…

Cơ hội việc làm đối với Relationship Manager

Cơ hội việc làm đối với Relationship Manager

Relationship Manager là công việc được nhiều người lựa chọn làm định hướng phát triển trong tương lai. Cùng với…

ISO 14001 Hệ thống Quản lý Môi trường EMS

ISO 14001 Hệ thống Quản lý Môi trường EMS

Lợi ích của chứng nhận ISO 14001 là gì?Nội dung bài viếtOmni channel là gì? Phân biệt Omni channel và Multi…

Bài mới nhất

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA kiểm định chất lượng cần học gì? Với tính chất của của công…

Tìm hiểu nhu cầu tìm việc bán hàng trong thời đại hiện nay

Tìm hiểu nhu cầu tìm việc bán hàng trong thời đại hiện nay

Trong thời đại kinh tế hiện nay, nhu cầu tim viec ban hang đang trở nên ngày càng tăng. Việc tìm việc…

Tìm hiểu chi tiết các quy định về quá trình thử việc hiện nay

Tìm hiểu chi tiết các quy định về quá trình thử việc hiện nay

Căn cứ theo luật pháp Việt Nam, một hợp đồng thử việc đúng luật phải đảm bảo được 2 yếu…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.