NPL là gì? Nguyên nhân phát sinh và cách phân loại
NPL là gì? Nó chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Non-Performing Loan”, hiểu nôm na là nợ xấu. Bạn muốn hiểu rõ hơn NPL là gì thì hãy đọc bài viết này nhé!
Xem thêm:
- Thanh toán điện tử là gì? Lợi ích và hạn chế của hình thức thanh toán này
- Lợi nhuận sau thuế là gì? Ý nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến nó
NPL là gì?
NPL là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Non-Performing Loan”, dịch ra tiếng Việt chính là nợ xấu. Cũng vì thế mà người ta còn gọi nó là “Bad Debt”.
Hiểu một cách đơn giản, nợ xấu là khoản tiền mà bạn đã vay từ ai đó (bạn bè, người quen, người lạ, tổ chức đơn vị nào đó…) nhưng lại không thể thanh toán đúng hạn vì một lý do nào đó.
Giải thích theo cách trang trọng và học thuật hơn thì nợ xấu chính là những khoản vay nợ tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng đã đến kỳ hạn thanh toán nhưng người vay lại chưa có khả năng chi trả. Thời gian quy định để thanh toán nợ thường là 90 – 180 ngày và những đối tượng này chưa thanh toán nợ dù đã qua số ngày nêu trên.
Những khoản nợ xấu đã được tất toán vẫn sẽ hiện hữu trong lịch sử tín dụng của các khách hàng và nghiễm nhiên nó ảnh hưởng rất lớn đến điểm xếp hạng tín dụng của những người này. Một khi đã từng có nợ xấu thì các cá nhân này khó mà tiến hành vay mượn tiền hoặc gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn vay mượn tiền từ ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác.
►►► Cập nhật các vị trí việc làm phù hợp và hấp dẫn Tại Đây nếu bạn đang tìm hiểu về “nợ xấu” !
Nguyên nhân phát sinh NPL là gì?
Sau khi bạn đã nắm được NPL nghĩa là gì thì hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân phát sinh ra tình trạng này nhé! Dưới đây là các lý do khiến nợ xấu phát sinh:
- Sử dụng thẻ tín dụng một cách không kiểm soát, khiến bản thân không còn khả năng thanh toán đồng nghĩa không thể trả nợ cho ngân hàng đúng thời hạn
- Sử dụng thẻ thấu chi của ngân hàng theo lương và sau đó chi tiêu quá mức. Vì vậy, lương trong tài khoản của họ không đủ để thanh toán nợ và để quá hạn thì chúng biến thành nợ xấu
- Mua hàng trả góp tại các siêu thị, cửa hàng… nhưng không trả đúng và đủ tiền như đã cam kết trong hợp đồng trước đó
- Bất mãn với cách tính lãi của đơn vị cho vay nên khách hàng cố tình không trả nợ dẫn đến khoản vay quá hạn và chuyển thành nợ xấu
- Không biết, không nhớ hoặc cố tình không đóng phí phạt do quá hạn thanh toán nợ, dần dần chúng biến thành các khoản nợ xấu
►►► Tham khảo thêm cách làm và tải cover letter đẹp, chuẩn gây ấn tượng với NTD, ứng tuyển được các vị trí mong muốn!
Phân loại nhóm NPL
Tiếp nối phần khái niệm NPL là gì và nguyên nhân phát sinh NPL, chúng ta hãy cùng phân loại nợ xấu. NPL hay nợ xấu thường được chia thành 5 nhóm phổ biến, hãy cùng xem chúng là những nhóm nào nhé!
- Nhóm dư nợ đạt chuẩn: Người vay vẫn thanh toán tiền nợ đúng thời hạn, thời gian nợ quá hạn < 10 ngày
- Nhóm dư nợ cần lưu ý: Các khoản vay nợ được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 1. Thời gian nợ quá hạn là 10 đến 90 ngày
- Nhóm dư nợ không đủ tiêu chuẩn: Tuy đã được điều chỉnh lại kỳ hạn chi trả nhưng các khoản nợ vẫn quá hạn < 30 ngày (Có trường hợp được miễn/giảm lãi do không đủ khả năng trả). Thời gian nợ quá hạn từ 30 đến 90 ngày.
- Nhóm nợ nghi ngờ mất vốn: Tuy đã được điều chỉnh lại kỳ hạn chi trả nhưng các khoản nợ vẫn quá hạn từ 30 đến 90 ngày. Các khoản vay nợ được điều chỉnh lại kỳ hạn thanh toán lần 2. Thời gian nợ quá hạn là 90 đến 180 ngày.
- Nhóm nợ có khả năng mất vốn:
+ Tuy đã được điều chỉnh lại kỳ hạn chi trả nhưng các khoản nợ vẫn quá hạn lên đến hơn 90 ngày.
+ Đã điều chỉnh kỳ hạn thanh toán nợ lần thứ 2 nhưng vẫn quá hạn
+ Các khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn thanh toán lần thứ 3 trở lên
+ Thời gian nợ quá hạn > 180 ngày
Trên đây là bài viết của Timviecbanhang.com xoay quanh khái niệm NPL là gì, nguyên nhân phát sinh và cách phân loại nó rồi. Mong rằng đây sẽ những kiến thức hữu ích đối với bạn!
Bài viết liên quan