HRD là gì? Phân tích 3 hoạt động chính cần được chú trọng
HRD là gì? Là chữ viết tắt của cụm từ “Human Resource Development”. Ắt hẳn nhiều người vẫn không hiểu rõ ý nghĩa của cụm từ này. Hãy đọc tiếp để hiểu rõ hơn HRD nghĩa là gì nhé!
Xem thêm:
- Pre sales là gì? Làm pre sales cần có những kỹ năng gì?
- Co-op là gì? Các nguyên tắc cơ bản của mô hình Co-op
HRD là gì?
HDR là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Human Resource Development”, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “phát triển nguồn nhân lực”. Phát triển nguồn nhân lực là việc mà doanh nghiệp nào cũng phải làm và mong muốn làm thành công!
Nguồn nhân lực chất lượng cao chẳng khác nào “của báu” của các doanh nghiệp. Họ chính là những chiếc cột trụ vững vàng để nâng doanh nghiệp lên một tầm cao mới.
Mục đính chính của công tác phát triển nguồn nhân lực chính là khiến mỗi một nhân lực trong công ty ngày càng có tay nghề cao hơn để họ có thể đảm nhiệm những vị trí cao hơn, gánh vác những trách nhiệm lớn lao hơn va đóng góp nhiều hơn cho doanh nghiệp. Giá trị của mỗi nhân viên cũng vì thế mà được nâng cao đáng kể.
►►► Cập nhật các vị trí việc làm phát triển nguồn nhân lực hấp dẫn cho bạn Tại Đây!
Phân tích 3 hoạt động chính của quá trình phát triển nguồn nhân lực
Tiếp nối phần khái niệm HRD là gì, chúng tôi sẽ cùng bạn tìm hiểu về 3 hoạt động chính của công tác phát triển nguồn nhân lực. Cùng phân tích cụ thể từng hoạt động nhé!
Tái đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho nhân viên
Đào tạo lúc ban đầu khi nhân sự mới vào công ty là việc vô cùng thiết yếu nhưng việc tái đào tạo và bổ sung thêm những kiến thức, kỹ năng cần có cho họ khi họ đã trở thành những nhân viên “cứng” tay cũng quan trọng không kém! Xã hội của chúng ta thay đổi không ngừng và thương trường luôn là một cuộc chiến.
Với tư cách nhà quản lý của doanh nghiệp, bạn phải nhìn xa trông rộng để thấy trước những thay đổi của thời cuộc và kịp thời tiến hành việc tái đào tạo và bổ sung kiến thức cho đội ngũ nhân viên để họ không bị bỏ lại hay thụt lùi!
Bố trí công việc phù hợp với khả năng của từng nhân viên
Chỉ khi người quản lý bố trí công việc hợp với năng lực của mỗi nhân viên thì họ mới có thể phát huy hết khả năng của mình và đem về lợi ích cho công ty. Đừng bao giờ có suy nghĩ thưởng cho một nhân viên nào đó vị trí cao chỉ vì họ làm đẹp lòng bạn ở một điểm nào đó!
Vị trí cao thì luôn đòi hỏi năng lực xứng đáng, nếu bạn cảm thấy nhân viên ấy xứng đáng nhận được chức vụ cao hơn thì rất tốt nhưng nếu bạn nhận ra người ấy không phù hợp hoặc chưa đủ khả năng đảm nhiệm vị trí ấy thì không nên “nhấc” họ lên một vị trí mới ngay!
Cách sử dụng người tài hay nhất đó chính là sớm phát hiện ra tiềm năng của họ từ lúc họ “còn non và xanh” rồi từ từ bồi dưỡng cho đến khi họ mạnh mẽ, cứng cáp và đủ điều kiện để đảm nhận những trọng trách lớn lao thì lúc đó hãy trao cho họ một chức danh mới, vị trí mới như một phần thưởng cho sự nỗ lực của họ.
Chẳng hạn khi một doanh nghiệp muốn tìm ứng viên ho vị trí Giám đốc chẳng hạn, họ sẽ phải xem xét và sàng lọc thật kỹ để tìm ra những ứng viên thích hợp – những người sở hữu những tố chất mà họ cần.
Ứng viên có thể chưa hoàn hảo: họ còn trẻ, họ thiếu kinh nghiệm… Những chuyện ấy còn không thành vấn đề! Chủ doanh nghiệp sẽ “thu nhạ” những mầm non ấy về, uốn nắn từ đầu để tương lai họ trở thành cây cổ thụ “chống trời”, có đầy đủ năng lực và tố chất để đảm đương những vị trí cao hơn.
Cách chọn người có tố chất, giao đúng việc và từ từ bồi dưỡng sẽ giúp doanh nghiệp dần dần tạo ra được một lực lượng nhân lực chất lượng cao. Tương lai doanh nghiệp có phát triển rực rỡ hay không, có giữ được vị thế vững chắc trên thị trường hay không chính là do sự đóng góp của những nhân tài này!
►►► Tham khảo thêm cách làm và tải cover letter đẹp, chuẩn gây ấn tượng với NTD, ứng tuyển được các vị trí HRD ưng ý mình!
Xây dựng môi trường làm việc thân thiện với người lao động
Môi trường làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu suất làm việc của người lao động, vì thế doanh nghiệp phải tạo dựng cho họ một môi trường làm việc thân thiện và phù hợp.
Điều đầu tiên, nơi làm việc phải đảm bảo về mặt cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và các điều kiện tự nhiên như: nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh (tiếng ồn)… Có như vậy, đội ngũ nhân viên mới có thể thoải mái và hứng khởi làm việc.
Tiếp theo, các lãnh đạo và nhà quản lý cấp cao phải tạo nên một “sân chơi” dân chủ, công bằng, minh bạch và cho phép nhân viên thỏa sức sáng tạo. Có như vậy thì hiệu suất và hiệu quả công việc của họ sẽ luôn ở mức cao, thậm chí vượt xa mong đợi của doanh nghiệp.
Qua bài viết trên đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được HRD là gì và 3 hoạt động cần chú trọng của nó rồi đúng không nào? Mong rằng những kiến thức quý báu này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc!
Nguồn: Timviecbanhang.com
Bài viết liên quan