Bật mí từ A – Z cách viết CV bán hàng “cưa đổ” nhà tuyển dụng

07/04/2022 10:21 AM    |    Tìm việc   >  Tìm việc bán hàng

Hiện nay, lượng ứng viên của các ngành kinh doanh, bán hàng khá lớn, mức độ cạnh tranh vô cùng mạnh mẽ trong vấn đề việc làm. Để có thể ứng tuyển được vị trí công việc tốt nhất, CV bán hàng nắm giữ một vai trò rất quan trọng, đây là cơ hội để bạn thể hiện năng lực của bản thân, tìm kiếm được công việc mơ ước. Vậy thì đừng bỏ lỡ hướng dẫn viết CV chi tiết dưới đây nhé.

CV xin việc bán hàng là gì?

CV xin việc bán hàng là một phần rất quan trọng trong bộ hồ sơ của ứng viên, có thể quyết định bạn đỗ hay trượt vị trí đã ứng tuyển. Đây sẽ là bản tóm tắt những thông tin cá nhân, kinh nghiệm, kỹ năng, trình độ chuyên môn,…giúp nhà tuyển dụng có thể nắm tổng quan về thông tin sơ bộ của ứng viên và sàng lọc, lựa chọn ra người phù hợp nhất cho vị trí đang tuyển dụng.

Bật mí từ A - Z cách viết CV bán hàng “cưa đổ” nhà tuyển dụng

CV xin việc bán hàng là gì?

Xem thêm: Khái niệm bán hàng cá nhân là gì? 7 bước trong quy trình bán hàng cá nhân hiệu quả

Hướng dẫn cách viết CV bán hàng “chinh phục” nhà tuyển dụng

Thông tin cá nhân

Bạn cần điền đầy đủ các thông tin cá nhân như:

  • Họ tên:
  • Ngày sinh:
  • Số điện thoại:
  • Giới tính:
  • Địa chỉ:
  • Email:
  • …….

Nhiều người vẫn chủ quan vì nghĩ thông tin cá nhân đều như nhau, nhưng việc viết sai dù thiếu một dấu lỗi hoặc sai số điện thoại cũng khiến cho bạn mất đi cơ hội xin được công việc ưng ý, bởi nhà tuyển dụng không thể liên lạc được với ứng viên.

Mặt khác, mục thông tin cá nhân luôn nằm tại vị trí đầu tiên của CV xin việc bán hàng, nếu điền không cẩn thận sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh tổng thể của CV. Bạn sẽ dễ dàng nhận được điểm trừ trong mắt nhà tuyển dụng.

Mục tiêu nghề nghiệp

Mục tiêu nghề nghiệp của nhân viên bán hàng nên dựa vào kinh nghiệm và nơi mà bạn ứng tuyển như:

Mục tiêu nghề nghiệp bán hàng?

Xem thêm: Tuyến bán hàng là gì? Cách chia tuyến bán hàng sao cho hợp lý?

  • Với doanh nghiệp lớn có thương hiệu uy tín: Nên ghi mục tiêu là “ Trong vòng….có thể thăng tiến làm quản lý cửa hàng”
  • Với doanh nghiệp bé hoặc cửa hàng nhỏ: Nên ghi mục tiêu là “ Hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, nỗ lực để giúp cửa hàng/công ty thu hút thêm khách hàng, tăng doanh thu, tăng lợi nhuận”

Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là mục quan trọng được các nhà tuyển dụng chú ý nhất, tuy nhiên tại CV bán hàng, mục này hầu như ít được quan tâm nhất. Bởi nhân viên bán hàng tuyển dụng ở các vị trí như: phụ kiện, mỹ phẩm, hàng hóa, quần áo,….thì chỉ cần  đến bằng tốt nghiệp THPT ghi rõ bằng cấp, tên trường và năm tốt nghiệp là đã có thể ứng tuyển.

Lưu ý: Đối với những ứng viên có bằng đại học loại giỏi hay bằng thạc sĩ muốn ứng tuyển, cần ghi rõ ràng ngắn gọn lý do. Bởi nhiều nhà tuyển dụng sẽ khá đắn đo tuyển dụng những người có trình độ cao vì sợ họ không đồng hành cùng công ty trong thời gian dài.

Kinh nghiệm làm việc

  • Chưa có kinh nghiệm hoặc chưa từng làm nhân viên bán hàng

Đối với các ứng viên là sinh viên mới ra trường hoặc chưa từng làm nhân viên bán hàng đều là những người chưa có kinh nghiệm. Ứng viên có thể viết vào CV những công việc hoặc vị trí đã từng làm có liên quan đến bán hàng. Hoặc đối với các bạn sinh viên, có thể thay thế bằng các hoạt động đã tham gia ở đại học như: ngoại khóa, câu lạc bộ,…và có kỹ năng giao tiếp tốt để  có thể đảm nhận vị trí ứng tuyển.

Chưa có kinh nghiệm hoặc chưa từng làm nhân viên bán hàng

  • Đã có kinh nghiệm

Đây là lợi thế rất lớn nếu bạn đã từng làm: nhân viên kinh doanh, nhân viên chốt đơn, telesale, tư vấn bảo hiểm,….Hãy ghi rõ các thông tin như:

  • Làm ở đâu?
  • Giữ chức vụ gì?
  • Làm ở vị trí đó trong bao lâu?
  • Đã có kinh nghiệm bao lâu?

Lưu ý: Không đến ghi quá chi tiết và chỉ nên liệt kê những công việc đã làm khoảng 1- 3 tháng gần nhất.

Kỹ năng

Đối với phần kỹ năng trong CV của nhân viên bán hàng, ứng viên chỉ nên liệt kê các kỹ năng liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển như:

  • Kỹ năng giao tiếp
  • Kỹ năng bán hàng
  • Kỹ năng tư vấn
  • Kỹ năng chốt đơn
  • …..

Những điều cần lưu ý khi viết CV bán hàng

CV bán hàng đạt chuẩn là sự kết hợp hài hòa giữa nội dung và hình thức, ngoài ra ứng viên khi viết cần phải lưu ý những điều sau để nắm chắc cơ hội việc làm trong tay:

Những điều cần lưu ý khi viết CV bán hàng

Tham khảo: Kỹ năng bán hàng là gì? Các bước để có được kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp

  • Lựa chọn ảnh avatar hợp lý và đẹp nhất: bởi đối với các cửa hàng thời trang, phụ kiện, mỹ phẩm,… rất cần một ứng viên có ngoại hình và khuôn mặt ưa nhìn.
  • Cung cấp thông tin tại các mục: chính xác, ngắn gọn, không lan man,….
  • Kiểm tra lại các lỗi: chính tả, ngữ pháp, dấu câu,….
  • CV bán hàng nên thể hiện rõ ứng viên là người: chủ động, thích tương tác, nhiệt tình, sẵn sàng làm việc, giao tiếp tốt,….
  • Thông tin cung cấp chỉ nên nằm trong khoảng 1 – 2 trang giấy A4
  • Chú trọng vào phần kinh nghiệm và kỹ năng thực tế
  • Sắp xếp các mục có sự liên kết với nhau, phần nào quan trọng nhất thì đưa lên đầu để nhà tuyển dụng dễ dàng nắm bắt thông tin

Hãy lưu ý những điều trên đây và kiểm tra lại CV trước khi gửi đi, bởi chỉ cần một lỗi nhỏ cũng khiến bản CV của bạn thiếu đi sự chuyên nghiệp, không cẩn thận, ảnh hưởng rất lớn đến cơ hội được tuyển dụng vào công ty mong muốn.

Top 2 mẫu CV bán hàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng 

Nhu cầu nhân sự về ngành kinh doanh, bán hàng luôn dồi dào, nhưng không đồng nghĩa với việc ứng tuyển sẽ được nhận ngay nếu bạn không có sự chuẩn bị chu đáo ở các khâu tuyển dụng. Vì vậy, hãy chuẩn bị một bản CV thật tốt để gây ấn tượng tốt đến nhà tuyển dụng bằng các mẫu dưới đây:

Mẫu 1:

Dùng ngay mẫu CV này

Mẫu 2:

Dùng ngay mẫu CV này

Trên đây là những thông tin chi tiết về cách viết CV bán hàng sao cho đúng chuẩn, mong rằng với những chia sẻ trên đây của News.timviec bạn sẽ có thêm những kinh nghiệm bổ ích để điều chỉnh lại CV của mình được chuyên nghiệp và đẹp mắt hơn. Đừng quên tham khảo các mẫu có sẵn, để việc tạo CV trở nên dễ dàng hơn nhé. Chúc bạn thành công!

Bài viết liên quan

Khái niệm feedback là gì? Các loại Reviewer phổ biến hiện nay

Khái niệm feedback là gì? Các loại Reviewer phổ biến hiện nay

Khái niệm feedback là gì? Các loại Reviewer phổ biến hiện nay. Tất cả các lĩnh vực như ăn uống,...

Sơ yếu lý lịch là gì và so sánh sự khác biệt giữa SYLL và CV

Sơ yếu lý lịch là gì và so sánh sự khác biệt giữa SYLL và CV

Sơ yếu lý lịch là tờ khai cung cấp thông tin cá nhân, nhân thân, tiểu sử… của ứng viên cho...

Collaborate là gì và tại sao nó quan trọng trong công việc?

Collaborate là gì và tại sao nó quan trọng trong công việc?

Trong thời đại hiện nay, sự cộng tác được xem là một yếu tố quan trọng để đạt được sự...

Bài đọc nhiều

Khái niệm rủi ro kinh doanh là gì và nguồn gốc dẫn đến rủi ro?

Khái niệm rủi ro kinh doanh là gì và nguồn gốc dẫn đến rủi ro?

Rủi ro trong kinh doanh là những mối hiểm nguy mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình…

Nhân viên kho là gì? Công việc chính của nhân viên kho

Nhân viên kho là gì? Công việc chính của nhân viên kho

Nhân viên kho chính là những người làm việc ở bộ phận kho của các doanh nghiệp. Hãy đọc bài…

Những kỹ năng cần có của một nhân viên xuất nhập khẩu

Những kỹ năng cần có của một nhân viên xuất nhập khẩu

Những kỹ năng cần có của nhân viên xuất nhập khẩu là gì ? Điều bạn cần là trang bị…

Bài mới nhất

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA cần học gì?

Công việc của quality assurance là gì? QA kiểm định chất lượng cần học gì? Với tính chất của của công…

Tìm hiểu nhu cầu tìm việc bán hàng trong thời đại hiện nay

Tìm hiểu nhu cầu tìm việc bán hàng trong thời đại hiện nay

Trong thời đại kinh tế hiện nay, nhu cầu tim viec ban hang đang trở nên ngày càng tăng. Việc tìm việc…

Tìm hiểu chi tiết các quy định về quá trình thử việc hiện nay

Tìm hiểu chi tiết các quy định về quá trình thử việc hiện nay

Căn cứ theo luật pháp Việt Nam, một hợp đồng thử việc đúng luật phải đảm bảo được 2 yếu…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.