PMI là gì? Vai trò quan trọng của chỉ số PMI đối với nền kinh tế
PMI là chữ viết tắt của “Purchasing Managers Index”, dịch ra là chỉ số quản lý sức mua. Đọc tiếp để hiểu rõ hơn chỉ số PMI là gì nhé!
Xem thêm:
- ASM là gì? Những kỹ năng cần có của người đảm nhiệm vị trí ASM
- Cafeteria là gì? Những điểm đặc trưng của mô hình cafeteria
Chỉ số PMI là gì?
PMI là gì? Nó là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Purchasing Managers Index”, có nghĩa là chỉ số quản lý sức mua. Chỉ số này được cung cấp bởi Viện Quản lý cung ứng (tiếng Anh là “Institute for Supply Management” hay ISM).
ISM là hiệp hội quản lý cung ứng có quy mô lớn nhất đồng thời có “tuổi đời” dài nhất thế giới. Vì ISM là đơn vị cung cấp PMI nên đôi khi người ta còn gọi luôn nó là chỉ số ISM.
Chỉ số PMI được chia thành 2 loại, đó là PMI sản xuất và phi sản xuất. Cụ thể hơn:
- Chỉ số PMI sản xuất: Đây là chỉ số quản lý sức mua tính riêng trong ngành công nghiệp sản xuất.
- Chỉ số PMI phi sản xuất (hay chính là PMI dịch vụ): Nó là chỉ số hỗn hợp dùng để dự đoán về điều kiện kinh tế tổng thể của lĩnh vực phi sản xuất – lĩnh vực dịch vụ
►►► CẬP NHẬT THÊM những kinh nghiệm phỏng vấn mới nhất để chinh phục nhà tuyển dụng khó tính và đánh gục hàng ngàn các ứng viên “TIỀM NĂNG” khác!
Tầm quan trọng của chỉ số PMI
Sau phần khái niệm chỉ số PMI nghĩa là gì, chúng tôi sẽ nói cho bạn nghe về vai trò quan trọng của loại chỉ số này đối với nền kinh tế nói chung và các quản lý thu mua nói riêng.
Đối với nền kinh tế
Như chúng ta đã biết thì PMI nói lên tình hình hoạt động của các ngành sản xuất, dịch vụ. Chỉ cần nhìn vào chỉ số PMI là người ta có thể thấy được tốc độ và tình hình phát triển của nền kinh tế mỗi một quốc gia.
Chỉ số này giúp chúng ta nhìn ra được mức độ mua bán mỗi tháng cũng như sự tăng trưởng/suy yếu của ngành dịch vụ – sản xuất của 1 doanh nghiệp hoặc 1 đất nước, vùng lãnh thổ…
Nếu PMI lớn hơn 50 đồng nghĩa rằng ngành sản xuất đang có chiều hướng phát triển hơn, mở rộng hơn so với trước kia còn nếu PMI thấp hơn con só 50 thì có nghĩa rằng không có gì thay đổi.
Bên cạnh đó, các trader có thể đánh giá được chỉ số GDP, CPI… nhờ vào việc phân tích chỉ số quản lý sức mua.
►►► CẬP NHẬT NHANH 1000+ các mẫu thư xin việc khiến nhà tuyển dụng “ĐỨNG HÌNH MẤT 5s”, ứng tuyển dễ dàng vào vị trí tuyển dụng tester Hà Nội bạn đang “thấp thỏm” mong chờ!
Đối với các quản lý thu mua
Các nhà quản lý khi muốn thu mua sản phẩm trong công ty, doanh nghiệp hay tập đoàn họ sẽ dựa vào chỉ số PMI để đánh giá được lượng hàng, sản phẩm cùng nhiều thứ khác.
Ví dụ, khi nhận được một đơn đặt hàng mới, nhà sản xuất đồ nội thất bằng gỗ sẽ đưa ra quyết định sản xuất dựa trên số lượng sản phẩm được đặt hàng.
Chỉ số PMI cũng có vai trò cực kỳ thiết yếu đối với các nhà quản lý thu mua. Khi muốn thu mua sản phẩm hay hàng hóa nào đó, họ phải nhìn vào PMI để đánh giá số lượng và nhiều tiêu chí khác của sản phẩm.
Khi tiến hành kiểm tra hàng tồn kho, các quản lý thu mua cũng phả nhìn vào chỉ số PMI để xác định xem cần làm ra bao nhiêu sản phẩm nữa. Nhờ có PMI mà họ cân đối được giữa lượng hàng hóa phải giao cho khách và lượng sản phẩm dự trữ để dành cho việc kinh doanh của doanh nghiệp trong những tháng tới.
Có thể nói PMI là 1 chỉ số không thể thiếu đối với các trader; họ thường xuyên phải theo dõi, phân tích nó để tìm ra hướng đi đúng đắn cho doanh nghiệp, tạo ra những kế hoạch chiến lược nhằm giành lấy các cơ hội tốt và tránh những rủi ro không đáng có.
Qua kiến thức bán hàng mà chúng tôi chia sẻ trong bài viết này, chắc hẳn bạn đã nắm được chỉ số PMI là gì và tầm quan trọng của chỉ số này rồi phải không nào? Hi vọng những hiểu biết này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong công việc và cuộc sống!
Bài viết liên quan