Co-op là gì? Các nguyên tắc cơ bản của mô hình Co-op
Co-op là chữ viết tắt của “co-operative”, dịch ra tiếng Việt là “hợp tác”. Để hiểu rõ hơn về khái niệm co-op là gì thì hãy đọc bài viết dưới đây nhé!
Xem thêm:
- PDCA là gì? Mô hình PDCA gồm những giai đoạn nào?
- Kinh doanh truyền thống và kinh doanh online “ai là kẻ mạnh”?
Thoạt nhìn qua, mô hình kinh doanh co-op trông có vẻ giống như mọi loại hình tổ chức kinh doanh khác. Tuy nhiên, về bản chất, cách thức vận hành và các giá trị cũng như mục đích của loại hình kinh doanh co-op lại có những khác biệt đáng kể so với những tổ chức kinh doanh truyền thống. Vậy co-op là gì và mô hình kinh doanh co-op mang lại những điều độc đáo nào?
Co-op là gì?
Co-op (có thể viết là “coop”) là chữ viết tắt của từ tiếng Anh “co-operative”, mang nghĩa là “hợp tác”. Liên minh Hợp tác Quốc tế (International Co-Operative Alliance) đặt ra định nghĩa của loại hình kinh doanh co-op là: “Một liên minh tự trị của các cá nhân tình nguyện thống nhất lại nhằm thỏa mãn các nhu cầu chung của họ về kinh tế, xã hội, văn hóa và khát vọng thông qua một doanh nghiệp được đồng sở hữu và điều hành trên nền tảng dân chủ, công bằng giữa các thành viên”.
Nói cách khác, co-op được thành lập bởi những người có cùng chung một nhu cầu nhất định nào đó và sẵn sàng hợp tác làm việc cùng nhau để tổ chức và vận hành một công ty giúp họ có thể thỏa mãn nhu cầu đó.
Điểm khác biệt đầu tiên và cơ bản của loại hình kinh doanh co-op so với các doanh nghiệp truyền thống là các co-op hoạt động để phục vụ cho lợi ích của toàn bộ các thành viên làm nên co-op đó, không phải để kiếm lợi nhuận cho các nhà đầu tư.
Không giống như các loại hình doanh nghiệp tính theo vốn sở hữu, tức là quyền lực điều hành doanh nghiệp sẽ thuộc về những thành viên nắm giữ số phần trăm vốn cao nhất, quyền sở hữu trong mô hình co-op được thiết lập dựa trên sự đóng góp công bằng của các thành viên hoặc số lượng sản phẩm hoặc dịch vụ mà thành viên của co-op mua và sử dụng.
Một điểm khác biệt nữa của co-op là nhiều co-op có sự giới hạn về đối tượng khách hàng được phép mua hay sử dụng sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ mà họ kinh doanh.
Một số co-op nhỏ chỉ bán hàng cho các thành viên của co-op, số khác mở cửa cho tất cả mọi đối tượng khách hàng nhưng sẽ có các chương trình ưu đãi và chiết khấu đặc biệt chỉ dành riêng cho các thành viên của co-op đó.
Bạn cũng có thể bắt gặp các thành viên xây dựng và điều hành co-op là những người trực tiếp làm việc tại cửa hàng, làm các công việc như quản lý kho, nhân viên kệ hàng hay làm thu ngân. Họ không chỉ là những người góp vốn và điều hành doanh nghiệp mà còn sẵn sàng đóng góp thời gian và công sức của bản thân để đảm nhiệm những vị trí thường của nhân viên làm thuê.
►►► Cập nhật thêm cách tạo cover letter nhanh chóng mà vẫn đẹp có thể bạn nên tham khảo!
7 nguyên tắc cơ bản của mô hình co-op là gì?
7 nguyên tắc của mô hình co-op được Liên minh Hợp tác Quốc tế tiếp nhận và áp dụng vào năm 1995, dựa theo 6 giá trị cốt lõi của mô hình co-op:
Dân chủ – Tự lực – Trách nhiệm – Công bằng – Bình đẳng – Đoàn kết |
- Nguyên tắc thành viên tình nguyện: Bất cứ ai sẵn sàng chấp nhận trách nhiệm của một thành viên co-op và mong muốn được sử dụng các sản phẩm và dịch vụ của co-op đều được hoan nghênh trở thành một thành viên.
- Nguyên tắc quản lý dân chủ: Co-op được quản lý và vận hành bởi chính các thành viên. Thành viên của co-op có quyền đặt ra các chính sách và quy định hoạt động cho co-op và đóng góp ý kiến cũng như đưa ra các quyết định liên quan đến co-op.
- Nguyên tắc đóng góp kinh tế thành viên: Các thành viên đóng góp vốn cho co-op một cách dân chủ và công bằng. Phần lớn vốn đã đóng góp cho co-op sẽ trở thành tài sản của co-op, không được tái phân bổ lại cho các thành viên.
- Tính tự trị và độc lập: Các co-op có tính tự trị và độc lập cao, tức là quyền điều hành thuộc về các thành viên, không phải một tổ chức hay cá nhân bên ngoài.
- Nguyên tắc giáo dục, huấn luyện và phổ biến thông tin: Co-op sẽ có trách nhiệm cung cấp giáo dục, huấn luyện cho các thành viên và ban thành viên lãnh đạo cốt lõi sẽ cho phép các thành viên khác đóng góp vào quá trình phát triển của co-op. Các thành viên của co-op cũng phải có mong muốn phổ biến, quảng bá tới công chúng về nhiệm vụ và các hoạt động của co-op của họ.
- Nguyên tắc đoàn kết: Các co-op khác nhau sẽ thường có sự hợp tác, tạo nên các liên kết vùng, quốc gia hoặc quốc tế nhằm cải thiện tính hợp tác và đoàn kết trong cộng đồng co-op nói riêng và toàn thế giới nói chung.
- Nguyên tắc quan tâm tới cộng đồng: Các chính sách, quy định được phê duyệt và áp dụng bởi các thành viên của một co-op nên tạo sự hỗ trợ, duy trì và thúc đẩy phát triển cộng đồng xã hội tại nơi mà co-op đó hoạt động.
Trên đây là những chia sẻ của Timviecbanhang.com về khái niệm co-op là gì và những nguyên tắc của mô hình này. Mong rằng những kiến thức này sẽ giúp ích nhiều cho bạn trong tìm việc làm cũng như cuộc sống!
Bài viết liên quan