Báo cáo quản lý bán hàng nhất định phải biết khi mở cửa hàng
Báo cáo quản lý bán hàng là quy trình không thể thiếu khi mở cửa hàng kinh doanh. Vậy những loại báo cáo quản lý bán hàng nào mà người mới kinh doanh cần biết?
- Đổi đời nhờ kinh doanh đặc sản quê hương online
- Kinh doanh truyền thống và kinh doanh online “ai là kẻ mạnh”?
Trong quy trình quản lý một cửa hàng vẫn có những người không có chú trọng đến những khâu báo cáo, hay có nhưng chỉ làm qua loa. Điều này thực sự là một vấn đề nghiêm trọng nhất định cần thay đổi quan niệm, suy nghĩ. Đặc biệt với những cửa hàng kinh doanh nhỏ số lượng hàng hóa không quá nhiều thì vấn đề này càng bị xem nhẹ.
Xảy ra vấn đề đó một phần cũng do họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của báo cáo bán hàng. Những bản báo cáo bán hàng như cách để giúp việc quản lý tốt hơn, cung cấp số liệu thực tế toàn diện về tình hình kinh doanh. Báo cáo quản lý bán hàng thường có 3 loại chính là: báo cáo bán hàng, báo cáo kho hàng, báo cáo tài chính.
Báo cáo bán hàng
Báo cáo bán hàng là tổng hợp lại tất cả tình hình bán hàng trong hệ thống cửa hàng của bạn. Một báo cáo bán hàng đầy đủ, chi tiết gồm:
- Báo cáo bán hàng cuối ngày: báo cáo này cần làm hàng ngày và người thực hiện sẽ là quản lý cửa hàng. Những vấn đề cần có trong bản báo cáo này gồm: thống kê những sản phẩm đã bán, doanh thu ngày, tiền thực thu, thuế (nếu có), tiền thu hộ (COD),…
- Báo cáo bán hàng theo định kì (hàng tháng hoặc hàng quý). Cách một khoảng thời gian nhất định cần có một bản báo cáo chi tiết về tình hình kinh doanh của cửa hàng. Bản báo cáo này là tổng hợp lại từ báo cáo ngày để đưa ra tình hình cụ thể chung.
- Báo cáo các sản phẩm bán chạy: phần này tổng hợp lại các mặt hàng có mức tiêu thụ lớn trong khoảng thời gian nhất định. Từ đây bạn có thể xác lập được kế hoạch nhập hàng hay xuất hàng phù hợp cũng như hiểu rõ về thị hiếu của khách hàng.
- Báo cáo tình hình bán hàng qua các kênh internet: ngoài việc tổng hợp tình hình bán hàng trực tiếp tại cửa hàng cũng nên tổng hợp tình hình bán hàng qua các kênh internet. Điều này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về việc phát triển các kênh bán hàng online sao cho hiệu quả nhất.
Báo cáo kho hàng
Ngay cả khi cửa hàng của bạn có những kho hàng vật lý thì vẫn cần phải báo cáo kho hàng. Việc này sẽ cho bạn biết tình hình hàng hóa xuất/nhập kho ra sao, hay tình hình những sản phẩm còn tồn đọng nhiều chưa được tiêu thụ hết. Thông thường một bản báo cáo kho hàng thường bao gồm:
- Báo cáo hàng tồn kho: Thống kê lại những mặt hàng vẫn chưa bán hết còn tồn đọng trong kho, giá trị tồn kho.
- Báo cáo kiểm hàng kho: Theo định kì bạn cần phải kiểm tra một lượt toàn diện kho hàng của mình. Bản báo cáo này sẽ cho bạn biết số lượng hàng tồn thực tế cần điều chỉnh là bao nhiêu.
- Báo cáo hàng xuất/nhập kho: Gồm tồn kho đầu kì, số lượng đã nhập và xuất ra trong kì của từng loại mặt hàng.
Báo cáo tài chính
Đây phần báo cáo quan trọng nhất mà chủ cửa hàng nhất định không thể lơ là. Báo cáo tài chính cho biết luồng tiền thu – chi của shop, thống kê lãi, lỗ, công nợ khách hàng phải thu, công nợ nhà cung cấp phải trả.
Ngoài ra bạn cũng cần có những bản báo cáo về khách hàng của mình bao gồm: thông tin khách hàng, địa chỉ, lịch sử mua hàng. Bản báo cáo này sẽ giúp bạn có thể phân loại những khách hàng thân thiết để lên những kế hoạch chăm sóc khách hàng tốt nhất.
Báo cáo quản lý tài chính là một phần không thể thiếu khi mở cửa hàng kinh doanh. Đừng quên làm công việc này nếu muốn kiểm soát tình hình kinh doanh tốt nhất có thể. Hãy trở thành một một chủ kinh doanh thông thái hạn chế tối đa những tổn thất không cần thiết.
Hi vọng qua bài viết này, các bạn mở cửa hàng kinh doanh cũng bổ sung được những thông tin hữu ích cho chính bản thân mình. Hi vọng bạn sẽ sớm thành công với những dự định của mình.
Bài viết liên quan