Phân khúc thị trường (Segmentation) trong chiến lược STP

13/03/2023 03:09 PM    |    Tìm việc   >  Uncategorized

Phân khúc thị trường (Segmentation) trong chiến lược STP

phân khúc thị trường trong chiến lược stp

Segmentation là giai đoạn đầu tiên trong quá trình xây dựng chiến lược STP. Segmentation hay phân khúc thị trường là quá trình phân loại tất cả các sản phẩm mục tiêu tiềm năng được đưa ra thị trường. Sau đó, chia thị trường thành các phần dựa trên người mua, nhu cầu, đặc điểm hoặc hành vi của họ, v.v.

Quá trình này rất quan trọng và có nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như:

  • Cho phép các công ty tập trung hơn vào việc phân bổ nguồn lực. Bằng cách phân chia thị trường thành các phân khúc, nó có thể cung cấp một cái nhìn tổng thể cho công ty, giúp nhắm mục tiêu chính xác những phân khúc thị trường tiềm năng. Ngoài ra, Segmentation còn cho phép doanh nghiệp hiệu rõ sự cạnh tranh, biết được vị trí thị trường kinh doanh trong doanh nghiệp.
  • Phân khúc thị trường là yếu tố then chốt để đánh bại các đối thủ cạnh tranh, bằng cách nhìn thị trường từ một góc độ độc đáo và theo một cách khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.

Ở giai đoạn phân tích thị trường này bạn cần thực hiện cho đúng, hiệu quả vì nó liên quan đến tính chính xác của các bước xây dựng trong chiến lược STP tiếp theo, đó là xác định mục tiêu (Targeting) và định vị (Positioning).

Để phân khúc hiệu quả trong STP thông thường sẽ dựa vào những đặc điểm sau:

  • Tính đo lường được (Measurability): Doanh nghiệp phải có khả năng xác định và đo lường được kích cỡ phân khúc mình lựa chọn. Xác định được lợi nhuận, nhu cầu và sức mua của phân khúc đó
  • Tính khả năng tiếp cận (Accessibility): Doanh nghiệp phải có được khả năng tiếp cận, tương tác với những khách hàng trong phân khúc mục tiêu.
  • Tính bền vững (Sustainability): Xem xét phân khúc thị trường đó có lợi nhuận nhiều và đem lại giá trị bền vững so với các phân khúc khác hay không.
  • Tính khả thi (Actionability): Doanh nghiệp bạn có khả năng phục vụ khách hàng và có lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ trong phân khúc hay không.

Khi phân khúc thị trường, một số yếu tố bạn cần quan tâm là:

  • Nhân khẩu học: Cụ thể là phân khúc thị trường được chia thành các nhóm khác nhau. Dựa trên nghiên cứu về nhân khẩu học như tuổi, giới tính, trình trạng hôn nhân, thu nhập, chủng tộc, giáo dục, nghề nghiệp, địa lý.
  • Tâm lý học: Đây là phân khúc mà  các nhóm khác nhau sẽ được chia theo tầng lớp xã hội, lối sống, tính cách, v.v.
  • Hành vi: Cụ thể là phân khúc người tiêu dùng, được thực hiện bằng cách chia người tiêu dùng mục tiêu thành các nhóm khác nhau dựa trên cách người tiêu dùng hành xử, cảm nhận và sử dụng hàng hóa của thương hiệu. Cách để thực hiện phân khúc này là phân chia thị trường thành người dùng và người không sử dụng sản phẩm.

Bạn có thể xem thêm những Chiến lược marketing là gì để có thể phân khúc thị trường chính xác hơn.

Tags:

Bài viết liên quan

Bán Hàng Online: Bí Quyết Thành Công và Cơ Hội Nghề Nghiệp

Bán Hàng Online: Bí Quyết Thành Công và Cơ Hội Nghề Nghiệp

Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, bán hàng online đang trở thành xu hướng kinh...

Sale Admin: Vai Trò Quan Trọng và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Sale Admin: Vai Trò Quan Trọng và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Sale Admin là một trong những vị trí hỗ trợ quan trọng trong các công ty, đặc biệt là ở...

Bán Hàng Unilever: Cơ Hội Nghề Nghiệp Và Hướng Dẫn Tạo CV Công Việc Hiệu Quả

Bán Hàng Unilever: Cơ Hội Nghề Nghiệp Và Hướng Dẫn Tạo CV Công Việc Hiệu Quả

Unilever là một trong những tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới với danh mục sản phẩm phong...

Bài đọc nhiều

Khái niệm rủi ro kinh doanh là gì và nguồn gốc dẫn đến rủi ro?

Khái niệm rủi ro kinh doanh là gì và nguồn gốc dẫn đến rủi ro?

Rủi ro trong kinh doanh là những mối hiểm nguy mà doanh nghiệp có thể gặp phải trong quá trình…

Môn thi, hình thức thi và thời gian thi nâng ngạch công chức?

Môn thi, hình thức thi và thời gian thi nâng ngạch công chức?

Hiện nay, môn thi, hình thức cũng như thời gian và trình tự, thủ tục thi nâng ngạch công chức…

IQ và EQ cái nào quan trọng hơn? Đi tìm câu trả lời hợp lý nhất

IQ và EQ cái nào quan trọng hơn? Đi tìm câu trả lời hợp lý…

IQ và EQ là gì? IQ và EQ cái nào quan trọng hơn? Đó là những câu hỏi chúng ta…

Bài mới nhất

Bán Hàng Online: Bí Quyết Thành Công và Cơ Hội Nghề Nghiệp

Bán Hàng Online: Bí Quyết Thành Công và Cơ Hội Nghề Nghiệp

Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, bán hàng online đang trở thành xu hướng kinh…

Sale Admin: Vai Trò Quan Trọng và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Sale Admin: Vai Trò Quan Trọng và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Sale Admin là một trong những vị trí hỗ trợ quan trọng trong các công ty, đặc biệt là ở…

Bán Hàng Unilever: Cơ Hội Nghề Nghiệp Và Hướng Dẫn Tạo CV Công Việc Hiệu Quả

Bán Hàng Unilever: Cơ Hội Nghề Nghiệp Và Hướng Dẫn Tạo CV Công Việc Hiệu…

Unilever là một trong những tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới với danh mục sản phẩm phong…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.