Retention Rate là gì? Mẹo giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng

25/06/2020 03:04 PM    |    Tìm việc   >  Tiếp cận khách hàng

Retention Rate hay Customer Retention Rate là mật độ/tỉ lệ giữ chân khách hàng. Bạn muốn hiểu rõ hơn khái niệm Retention Rate là gì thì đừng bỏ qua bài viết này!

Retention Rate là gì?

Retention Rate là gì? Nó có tên gọi đầy đủ hơn là “Customer Retention Rate”, là một cụm từ tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt là “tỷ lệ giữ chân khách hàng”. Nó là một thước đo không thể thiếu của các doanh nghiệp sản xuất. Nó cho bạn biết được rằng có bao nhiêu người tiêu dùng quay trở lại và tiếp tục mua hàng hóa, sản phẩm của bạn.

Nói tóm lại, Customer Retention Rate chính là mật độ giữ chân người tiêu dùng của doanh nghiệp trong một khoảng thời gian cụ thể.

Retention Rate là gì? Mẹo giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng 1

Retention Rate là gì?

► Xem ngay: Thông tin tuyển dụng việc làm Hải Dương mới nhất dành cho ứng viên quan tâm.

Vai trò của Retention Rate đối với doanh nghiệp

Như đã nói ở trên, Retention Rate có một vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp. Dù bạn kinh doanh mặt hàng nào thì điều mà bạn cần chú trọng nhất chính là khách hàng. Không có khách hàng đồng nghĩa bạn không bán được hàng và không có doanh thu, điều này chẳng khác nào “án tử hình” đối với doanh nghiệp.

Nhiệm vụ cần làm của mọi doanh nghiệp luôn là bán thành công hàng hóa cho khách hàng và tìm cách để họ quay lại mua hàng nhiều lần nữa. Retention Rate cao có nghĩa rằng bạn giữ chân được nhiều khách hàng hay nói cách khác khách hàng cũ vẫn liên tục quay lại và ủng hộ các sản phẩm bạn sản xuất ra. Còn điều gì tuyệt vời hơn thế nữa?

Retention Rate là gì? Mẹo giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng 2

Tầm quan trọng của Retention Rate

Retention Rate sẽ giúp người đứng đầu doanh nghiệp nắm được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp mình cũng như chất lượng chăm sóc khách hàng của đội ngũ nhân viên trong công ty.

Nhờ vậy mà họ sẽ chấn chỉnh và đưa ra những chiến lược kinh doanh tốt hơn, hiệu quả hơn, giúp giữ chân được nhiều người tiêu dùng hơn. Chỉ có như vậy thì doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững, lâu dài được.

► Tham khảo: Các thông tin tuyển dụng việc làm mới nhất dành cho ứng viên quan tâm. Xem ngay!

Tại sao phải đo lường tỷ lệ giữ chân khách hàng?

Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng muốn thu hút được thật nhiều khách hàng và đặt ra các mục tiêu to lớn. Nhưng nếu như tỷ lệ rời của khách hàng cao, số khách hàng hiện tại bạn mất đi còn nhiều hơn số khách hàng mới mà bạn kiếm được thì đây thực sự là ác mộng.

Bạn muốn công ty tăng trưởng thì bên cạnh việc phát triển khách hàng mới thì cũng phải đồng thời giữ chân khách hàng cũ. Và tất nhiên bạn phải đo lường và biết chính xác được tỷ lệ giữ chân khách hàng hiện tại.

Để tăng trưởng thì bạn không phải chỉ theo dõi mức độ tốt của công việc hiện tại mà bộ phận bán hàng và marketing của bạn đang làm được. Bạn còn cần phải theo dõi mức độ duy trì của khách hàng.

Như thế bạn sẽ biết được khi nào cần thay đổi cách tiếp cận của mình hay tăng cường nỗ lực của mình đối với khách hàng.

Đo lường tỷ lệ giữ chân khách hàng giúp bạn:

  • Dự đoán doanh thu
  • Phân tích dịch vụ khách hàng
  • Các chương trình khách hàng thân thiết

Công thức tính Retention Rate

Chắc hẳn bạn đã hiểu được khái niệm Retention Rate là gì rồi, vậy bạn đã biết cách tính Retention Rate chưa?

Retention Rate thường được tính theo công thức sau:

CRR = [CS/(CE – CN)] * 100%

 Trong đó:

  • CRR là “Customer Retention Rate” = Tỷ lệ giữ chân khách hàng
  • CS là lượng khách hàng ở đầu giai đoạn
  • CE là lượng khách hàng ở cuối giai đoạn
  • CN là lượng khách hàng mới trong cả giai đoạn

► Đọc thêm: cách viết cv xin việc chuẩn nhất cho các ứng viên ở nhiều lĩnh vực ngành nghề

Cách hay để tăng tỉ lệ giữ chân người tiêu dùng

Tiếp theo đây, chúng tôi sẽ “mách nước” cho bạn một số bí quyết hay ho giúp doanh nghiệp của bạn giữ chân khách hàng hiệu quả!

Tạo ấn tượng tốt ngay từ ban đầu

Ấn tượng ban đầu luôn luôn quan trọng, dù là đối với giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày hay là việc kinh doanh, buôn bán. Bạn muốn chiếm trọn trái tim của khách hàng vậy thì bạn phải tạo cho họ ấn tượng tốt ngay từ lần đầu tiếp xúc.

Bạn phải chắc chắn rằng khách hàng có ấn tượng tốt với mọi thứ liên quan đến doanh nghiệp của bạn, từ chất lượng sản phẩm, đội ngũ tư vấn và chăm sóc khách hàng, đội ngũ vận chuyển hàng hóa… Nhiều công ty lớn còn chọn cách gửi cả thư viết tay (chứ không phải là e-mail) cho khách hàng để biểu lộ sự trân trọng và quan tâm đến các khách hàng.

Retention Rate là gì? Mẹo giúp doanh nghiệp giữ chân khách hàng 3

Những cách giữ chân khách hàng hiệu quả

Thấu hiểu khách hàng

Bạn muốn giữ được khách hàng ở bên mình, vậy thì bạn phải thấu hiểu họ. Bạn phải đoán biết được khách hàng muốn gì, cần gì dù họ không nói ra những điều ấy.

Dù sản phẩm của bạn có chất lượng cao đến đâu hay được quảng bá rầm rộ đến thế nào mà nó không “đánh trúng” tâm lý người tiêu dùng, không phải thứ họ cần thì bạn cũng không thể “níu chân” khách thành công!

Quan tâm và có những ưu đãi nhất định cho khách hàng cũ

Đừng chỉ chăm chăm tìm kiếm khách hàng mới, chính những khách cũ mới là kho báu tiềm ẩn mà bạn nên khai thác. Họ đã từng mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của bạn rồi. Nếu họ hài lòng với doanh nghiệp của bạn, họ sẽ giới thiệu sản phẩm đến người thân, bạn bè, đồng nghiệp…

Đó là lợi ích tuyệt vời mà khách hàng cũ mang đến cho doanh nghiệp. Vì vậy, đừng bạc đãi họ! Hãy trân trọng những vị khách hàng thân thiết ấy, dành cho họ nhiều ưu đãi và bạn sẽ không bao giờ phải hối hận đâu.

Qua bài viết này, Timviecbanhang.com đã chia sẻ với bạn Retention Rate là gì, cách tính Retention Rate và những cách để giữ chân khách hàng hiệu quả. Mong rằng đây sẽ là những hiểu biết hữu ích đối với bạn cũng như doanh nghiệp của bạn!

► Khám phá quá trình phát triển trở thành thương hiệu sữa Việt tỷ đô của công ty sữa Vinamilk

Bài viết liên quan

Những mẫu đơn xin nghỉ phép chuẩn, mới nhất hiện nay

Những mẫu đơn xin nghỉ phép chuẩn, mới nhất hiện nay

Mẫu đơn xin nghỉ phép thông thường TẢI VỀ MÁY Mẫu đơn xin nghỉ phép không lương TẢI VỀ MÁY...

Sales promotion là gì? Các hình thức sales promotion

Sales promotion là gì? Các hình thức sales promotion

Hiện nay có rất nhiều cách và hình thức khác nhau để chạy các chương trình khuyến mãi một cách...

Thanh toán điện tử là gì? Lợi ích và hạn chế của hình thức thanh toán này

Thanh toán điện tử là gì? Lợi ích và hạn chế của hình thức thanh toán này

Bạn đã nghe nhiều đến các cổng thanh toán điện tử và sự mở rộng hệ thống của nó nhưng...

Bài đọc nhiều

Những điều cần biết về vị trí công việc nhân viên phát triển thị trường

Những điều cần biết về vị trí công việc nhân viên phát triển thị trường

Mô tả công việc nhân viên phát triển thị trườngNội dung bài viếtRetention Rate là gì?Vai trò của Retention Rate…

Consultant là gì? Yêu cầu cần có đối với người làm Consultant

Consultant là gì? Yêu cầu cần có đối với người làm Consultant

Consultant là người làm nghề tư vấn hay gọi ngắn gọn là “tư vấn viên”. Theo dõi tiếp bài viết…

Những kỹ năng cần có của một nhân viên xuất nhập khẩu

Những kỹ năng cần có của một nhân viên xuất nhập khẩu

Những kỹ năng cần có của nhân viên xuất nhập khẩu là gì ? Điều bạn cần là trang bị…

Bài mới nhất

Bán Hàng Online: Bí Quyết Thành Công và Cơ Hội Nghề Nghiệp

Bán Hàng Online: Bí Quyết Thành Công và Cơ Hội Nghề Nghiệp

Với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, bán hàng online đang trở thành xu hướng kinh…

Sale Admin: Vai Trò Quan Trọng và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Sale Admin: Vai Trò Quan Trọng và Cách Tạo CV Ấn Tượng

Sale Admin là một trong những vị trí hỗ trợ quan trọng trong các công ty, đặc biệt là ở…

Bán Hàng Unilever: Cơ Hội Nghề Nghiệp Và Hướng Dẫn Tạo CV Công Việc Hiệu Quả

Bán Hàng Unilever: Cơ Hội Nghề Nghiệp Và Hướng Dẫn Tạo CV Công Việc Hiệu…

Unilever là một trong những tập đoàn hàng tiêu dùng hàng đầu thế giới với danh mục sản phẩm phong…

Theo dõi chúng tôi

Chúng tôi thích chia sẻ những ưu đãi mới và các chương trình

Đăng ký nhận tin

Nhận bài viết qua email cùng HR Insider - Timviec.