Kỹ năng giao tiếp là gì? Bí quyết để có kỹ năng giao tiếp hiệu quả là gì?
Kỹ năng giao tiếp là tập hợp các quy tắc ứng xử giữa người với người trong cuộc sống hàng ngày. Cùng đọc tiếp để hiểu rõ hơn về khái niệm kỹ năng giao tiếp là gì nhé!
Khái niệm kỹ năng giao tiếp là gì?
Kỹ năng giao tiếp tiếng anh là “communication skills”. Đây được xem là tập hợp các quy tắc ứng xử được đúc rút từ quá trình giao tiếp hàng ngày giữa người với người.
Khái niệm này có nghĩa bao hàm rất rộng, nó không đơn thuần chỉ là việc giao tiếp mà còn có sự liên quan mật thiết đến các loại kỹ năng bổ trợ khác như: kỹ năng lắng nghe, thuyết phục, sử dụng ngôn ngữ nói cũng như ngôn ngữ hình thể, …
Kỹ năng giao tiếp không phải loại năng lực bẩm sinh, bạn hoàn toàn có thể trau dồi và rèn luyện mỗi ngày để kỹ năng về giao tiếp của bản thân ngày một tốt lên. Ai cũng có thể làm được điều này, không có ai là ngoại lệ.
Rèn luyện kỹ năng này cũng là 1 nhiệm vụ hết sức cần thiết đối với mỗi chúng ta, đặc biệt là khi bạn đảm nhiệm những công việc đòi hỏi phải giao tiếp nhiều với người xung quanh như: nhân viên chăm sóc khách hàng, telesales, phiên dịch, hướng dẫn viên du lịch…
Tầm quan trọng, vai trò của kỹ năng giao tiếp
Nối tiếp phần khái niệm kỹ năng giao tiếp là gì, chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về tầm quan trọng cũng như vai trò của nó.
Không ít người nghĩ rằng việc giao tiếp là chuyện “thường ngày ở huyện” thì việc gì phải chú trọng có kỹ năng hay không. Tuy nhiên, đây là cách nghĩ hết sức sai lầm, chỉ những người không hiểu được sức ảnh hưởng của nó thì mới phát ngôn như vậy!
Kỹ năng giao tiếp luôn đóng 1 vai trò thiết yếu trong cuộc sống cũng như công việc của mỗi người chúng ta.
Trong công việc, nếu bạn biết biết cách trò chuyện, giao lưu với đồng nghiệp, sếp hay khách hàng thì bạn sẽ được họ yêu mến, tín nhiệm và bạn làm việc gì cũng thành công. Ngược lại dù bạn có năng lực mà lại yếu khoản giao tiếp thì bạn rất dễ trở thành “loser” – kẻ thất bại!
Bên ngoài cuộc sống, khi bạn chẳng biết cách giao tiếp với mọi người xung quanh, luôn thờ ơ và không lắng nghe cũng như hồi đáp họ thì bạn rồi sẽ trở thành kẻ cô độc; bị bạn bè, người thân lánh xa. Cái giá của việc không trau dồi kỹ năng giao tiếp chính là bạn tự tay hủy hoại tất cả các mối quan hệ của chính mình.
Đó chỉ là một vài ví dụ nho nhỏ để chứng minh cho tầm ảnh hưởng của kỹ năng trong giao tiếp đối với con người. Đừng coi nhẹ việc giao tiếp giữa người với người, hãy cố gắng rèn luyện kỹ năng giao tiếp mỗi ngày bởi vì nó sẽ đem đến cho bạn vô vàn lợi ích.
Bí quyết trong kỹ năng giao tiếp hiệu quả là gì?
Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ ràng kỹ năng giao tiếp là gì và tầm quan trọng của nó rồi. Vậy điều tiếp theo bạn quan tâm chắc chắn sẽ là làm thế nào để cải thiện kỹ năng trong giao tiếp, đúng không nào? Để giao tiếp hiệu quả, bạn cần thực hiện được những điều sau đây:
Sử dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ hình thể
Lời nói có sức mạnh rất lớn trong mỗi cuộc giao tiếp nhưng ngôn ngữ hình thể cũng có vai trò quan trọng không kém. Việc sử dụng ánh mắt, biểu cảm, cử chỉ… đôi khi sẽ giúp nâng cao chất lượng cuộc trò chuyện lên rất nhiều!
Ví dụ, việc bạn nhìn vào mắt người đối diện khi nói sẽ khiến họ nghĩ rằng bạn rất đáng tin cậy hoặc việc bạn mỉm cười khi an ủi ai đó sẽ giúp họ cảm thấy được xoa dịu rất nhiều.
Chủ động lắng nghe
Ông bà ta xưa đã dạy rằng “Người nói phải có kẻ nghe” để nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe người khác mỗi khi họ trò chuyện với chúng ta.
Bạn chăm chú lắng nghe lời người đối diện nói đồng nghĩa rằng bạn tôn trọng họ và đang thể hiện sự quan tâm sâu sắc tới vấn đề mà họ đang nói. Điều này giúp gắn kết mối quan hệ giữa 2 người hơn bất kỳ điều gì khác!
Biết điều chỉnh cảm xúc
Khi 1 người kể ra câu chuyện của mình, điều đầu tiên họ muốn là được lắng nghe và điều tiếp theo họ cần chính là được thấu hiểu. Sau khi đã nghe và thấu hiểu thông điệp từ người nói, bạn phải biết cách điều chỉnh cảm xúc cá nhân sao cho phù hợp để họ nhận ra rằng bạn là người biết đồng cảm và sẻ chia, là người đáng để họ dốc bầu tâm sự!
Sự thân thiện
Sự thân thiện góp phần làm nên hiệu quả trong kỹ năng giao tiếp (niềm tin và sự thấu hiểu) được đảm bảo trên 2 yếu tố: sự chân thành và lòng tốt.
Trong công việc, bạn có thể bắt đầu cuộc trò chuyện với đồng nghiệp hay sếp bằng những câu hỏi đời thường về quê quán, nơi ở, thời tiết hay tình trạng sức khỏe với thái độ tích cực và luôn giữ nụ cười trên môi kèm theo những lời khen ngợi, chúc mừng trước thành quả của đồng nghiệp, giúp nuôi dưỡng niềm tin với sếp và với đồng nghiệp, thúc đẩy hiệu quả công việc.
Sự tự tin
Tự tin là yếu tố then chốt cho việc thể hiện một ý tưởng như phát biểu, đóng góp ý kiến tại cuộc họp. Sự tự tin được thể hiện qua tương tác bằng mắt, ngồi thẳng và mở rộng vai khi trao đổi thông tin với trưởng phòng kinh doanh hoặc đồng nghiệp.
Bên cạnh đó, sự tự tin sẽ giúp bạn thành công trong việc thuyết phục các nhà tuyển dụng trong cuộc phỏng vấn vào vị trí mà bạn mong ước.
Trao đi và tiếp nhận phản hồi
Kỹ năng giao tiếp hiệu quả phần lớn được đánh giá bởi chất lượng của các phản hồi. Phản hồi càng sâu sắc và mang tính phản biện thì vấn đề đưa ra càng thu hút và có chiều sâu.
Phản hồi nên tập trung giải quyết vấn đề, cung cấp các giải pháp để củng cố thêm tính bền vững và khả thi của các dự án.
Sự đồng cảm
Cảm xúc là sản phẩm của quá trình truyền tải thông điệp. Bày tỏ sự đồng cảm đúng lúc với đối tượng giao tiếp (người nghe) góp phần duy trì cuộc trò chuyện, giúp chủ thể giao tiếp đạt được mục đích giao tiếp.
Âm lượng và sự rõ ràng
Chất lượng giao tiếp cũng phụ thuộc vào âm lượng và sự rõ ràng.
Khi bạn muốn truyền đạt một thông điệp, bạn cần điều chỉnh âm lượng của giọng nói hoặc của các phương tiện truyền tải thông tin sao cho âm thanh truyền tải đủ nghe và rõ ràng để đảm bảo người nghe không bỏ sót bất kì thông tin quan trọng nào.
Âm thanh quá to khiến cho thông tin truyền đi kém hiệu quả và khiến người nghe không cảm thấy được tôn trọng.
Trên đây là những chia sẻ của Timviecbanhang.com khái niệm kỹ năng giao tiếp là gì, tầm quan trọng của nó và bí quyết giúp giao tiếp hiệu quả là gì.
Đừng quên rèn luyện kỹ năng này mỗi ngày bạn bởi nó là một trong những cách tiếp cận khách hàng tốt nhất mà bạn nên biết đấy nhé!
Bài viết liên quan